TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Nơi con chữ đang hồi sinh
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 04.2024
Nơi con chữ đang hồi sinh
10.2008

Xem hình
Ông Giàng A Lử làm lều cho con trai Giàng A Lồng
Ðối với vùng cao, có tình trạng nhiều lớp học khi làm xong để trống vì không có học sinh. Việc thầy giáo, cô giáo trèo đèo lội suối đi vận động học sinh tới lớp là chuyện thường. Vậy mà ở một nơi thăm thẳm sương trời, người dân quá cảm phục tấm lòng của thầy giáo, cô giáo nên đã tự phá cái bếp cũ hoặc lên rừng chặt tre nứa dựng lều cho con trọ học ngay bên dòng suối chênh vênh để mong con chữ cũng được hồi sinh.

Nắng chiều xuống muộn. Trong căn nhà trống hoác, gió lật tung những mảnh vải hoa cắt nhỏ làm tã cho đứa con thứ 12 chuẩn bị ra đời. Ông Hờ Thống Thánh ở bản Trà Nọi, xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé (Ðiện Biên) tựa tấm thân già nua, đen nhẻm vào cái cột bếp liêu xiêu sắp đổ nhìn theo bóng cô giáo Nguyễn Thị Vui đang khuất dần vào mé núi. Ðã mấy ngày nay, cô lặn lội băng ngàn, vượt suối đến nhà ông chỉ mỗi một việc là đề nghị ông hãy nghĩ lại và cho thằng con trai là Hờ A Mua tiếp tục đi học lớp 5, đừng bắt nó phải lên nương như các anh chị của nó úp mặt vào núi từ lúc mặt trời lên tới khi tắt nắng. Thực ra ông Thánh cũng muốn con mình biết cái chữ, nhưng vì gia đình nghèo quá, nghèo đến mức trong nhà chỉ có cái giường gãy mà không biết kê vào đâu mỗi khi trời mưa, vì chỗ nào cũng dột. Bởi tại ông quá lạc hậu cho nên mới lấy hai vợ, đứa thứ 12 sắp ra đời, không biết lấy gì cho mẹ nó ăn để có sữa cho con bú, nhìn đàn con nheo nhóc ông thương. Ông chưa bao giờ được đi học chữ, nhiều người Mông ở Trà Nọi cũng giống ông. Bao nhiêu lần thầy cô đến vận động con em, chứng kiến cảnh họ lội mưa, đội nắng đi bộ hằng ngày đường ông cũng mủi lòng. Mùa hè năm 2008 vừa qua, tất cả các giáo viên trong trường, nhiều người quê ở Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình... phải ở lại để vào bản vận động cho đủ sĩ số học sinh do lớp mình chủ nhiệm, trước khi bước vào năm học mới. Cái bếp nhà ông sắp đổ, chỉ một cơn gió xoáy là nó bốc sang bên kia suối, có giữ lại cũng chẳng ích lợi gì. Ông chợt nghĩ đến thằng Mua, không cho nó đi học, nó mù chữ, đầu óc u mê tăm tối thì cũng sẽ bỏ đi như cái bếp cũ kia, vậy là ông quyết định phá cái bếp lấy cột mang đến trường dựng lều cho con trọ học. Bà Sồng Thị Giống, vợ hai của ông và là mẹ của Hờ A Mua mặc dù sắp đến ngày ở cữ nhưng biết ý định của chồng thì mừng lắm, bà không muốn tất cả đàn con của bà tối ngày phải nheo nhóc, chưa biết ăn đã phải lo làm. Nhà trường chưa dựng được khu nội trú dành riêng cho học sinh ở xa nhưng đã tạo điều kiện cho các em mượn đất, cho nước sạch để sinh hoạt, ủng hộ quần áo, sách vở, thầy cô còn giúp đi lấy cây làm cột, lấy nứa để lợp nhà, nên cũng đỡ phần khó khăn. Ông Hờ Thống Thánh và con trai biết tin đó thì đến ngay. Hai bố con hì hục san nền, dựng cột, lợp mái làm liên tục hơn một ngày thì xong. Chung quanh lều quây bằng cây nứa đập dập, bên trên lợp bạt xanh và chèn bằng gỗ để tránh tốc mái. Ngôi nhà mới dựng lên nhỏ như mỏm núi nhìn xa. Diện tích khoảng 6m2 và cao bằng đầu người lớn. Với một học sinh dân tộc thiểu số như thế cũng là tạm ổn và có thể yên tâm học chữ. Bữa cơm hằng ngày trộn sắn ăn với muối trắng. Người lạ ở vùng xuôi lên chứng kiến cảnh đó không cầm được nước mắt, song đó cũng là hạnh phúc bởi nhiều người còn không có điều kiện làm lều cho con. Khi nào con hết gạo ông lại nhờ bà con đi nương hoặc xuống chợ cầm ra cho nó, rau tự thằng A Mua kiếm ngoài rừng nên gia đình không phải lo.

Nghe tin ông Hờ Thống Thánh phá bếp làm lều cho con, ông Giàng A Lử cùng bản cũng vào rừng chặt tre nứa dựng cho thằng Giàng A Lồng một cái lều như thế. Ông Giàng A Lử mù chữ từ nhỏ, nhà lại rất nghèo. Ông không biết chính xác tuổi của mình năm nay là bao nhiêu, nhưng thằng con bảo bố nó đã 50 rồi. Vợ chồng ông đẻ hai con vậy mà quanh năm vẫn cứ nghèo, nghèo không phải vì lười lao động mà là do không có chữ để tính toán làm ăn. Lúc nào trong đầu cũng duy nhất lối nghĩ đã cũ, cổ hủ và lạc hậu. Trồng cây ngô thì ít hạt, nuôi lợn gà thì số chết nhiều hơn con sống do không biết cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, thời gian đói kéo dài triền miên sau cả vụ lúa. Nếu ông biết chữ thì xã đã lấy để làm cán bộ, vì rất hiếm gia đình nào ở đây lại thực hiện tốt việc sinh đẻ có kế hoạch như vậy. Có hai con thì đứa chị Giàng Thị Mai đã bỏ học từ lâu. Năm nay 18 tuổi về nhà chồng mà một cái chữ bẻ đôi không biết. Ông thương nó nhưng đã muộn nên quyết tâm phải cho thằng con út học cái chữ.

Tôi bước vào căn lều của Hờ A Mua thấy trống hoác. Ðây là năm đầu tiên em đến đó ở. Trước đây, bố mẹ không dám cho Mua ở một mình vì nó bé quá chưa biết tự nấu cơm phục vụ bản thân. Hôm nào cũng thế, sáng sớm đi học thì chiều muộn mới về đến nhà vì đường xa, nhiều hôm trời mưa, nước suối lên to, em đành phải ngủ lại với thầy cô. Trong lều của Mua lạnh tanh. Chiếc giường tự tạo có bốn chân là bốn đoạn gỗ rừng chôn xuống đất, một cái nồi cơm, một cái bát bằng ống bương bổ đôi, cắt ngắn và một vỏ chăn cùng với chiếc đèn pin. Sau giờ lên lớp, các em học sinh tự lo cho cuộc sống của mình. Nhiều em lần đầu tiên xa gia đình đêm cứ khóc thút thít hoặc có em buồn, nhớ nhà lại bỏ về. Cô giáo Vui kể rằng, có hôm giờ thứ nhất vẫn đủ học sinh, giờ thứ hai đã thấy vắng mấy em. Khi tìm hiểu thì được biết đó là những em ở nội trú đã hết gạo ăn mà bố mẹ chưa gửi xuống nên chúng phải tự về nhà để lấy. Hôm sau vẫn chưa thấy ai quay lại, cô vội đến nhà thì bố mẹ bảo "Chúng nó lên nương hết rồi". Vậy là cô phải ở lại để gặp học sinh của mình. Có em nhà quá nghèo không còn gì ăn, không có quần áo mặc, thấy cô giáo đến thì chạy trốn, vậy là các thầy cô phải cho gạo, cho áo, bố mẹ mới đi gọi con về. Hiện tại trường đã có gần chục túp lều do bố mẹ và giáo viên dựng cho học sinh. Cảm động nhất là túp lều của hai cháu lớp mẫu giáo làm sát với lều của Hờ A Mua. Buổi trưa, buổi tối bố mẹ đi làm nương xa không kịp về nên chỉ nấu nồi cháo để lại cho con, chúng tự ăn, tự ngủ và tự chơi. Lâu bố mẹ mới xuống thăm một lúc rồi về ngay. Thầy cô lo sợ các cháu ở một mình nguy hiểm vì gần suối nên phải quây một hàng rào chung quanh ngăn cách với khu vực nguy hiểm.

Cuộc sống vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với bà con dân tộc thiểu số, nhưng việc cha mẹ học sinh tự làm lều cho con trọ học như ở Trà Nọi thật hiếm thấy.


Bài và ảnh:
HOÀNG NGHIỆP

(Theo Nhân Dân)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.162 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.