TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Trung tâm học tập cộng đồng | Thanh Hoá:
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Trung tâm học tập cộng đồng 03.2024
Thanh Hoá:
07.2007

Xem hình
Đ/C Cao Sơn Hải Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Thanh Hóa

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

Sau 5 năm xây dựng và phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đến nay tỉnh ta đạt được những thành quả đáng mừng. 630/634 xã, phường, thị trấn đã thành lập TTHTCĐ và đi vào hoạt động, nhiều Trung tâm vươn lên khắc phục những khó khăn ban đầu đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.

Mặc dù đây là một loại hình trường học mới ở cơ sở nhưng qua thực tế hoạt động đã đem lại những hiệu quả thiết thực đối với sản xuất đời sống, có tác dụng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cơ sở, nhất là ở nông thôn, tạo ra những điều kiện tốt xoá đói giảm nghèo và làm giàu. Như vậy trong thời gian tới còn phải tiếp tục thành lập TTHTCĐ ở 4 xã còn lại của huyện Mường Lát, nhưng trên phạm vi toàn tỉnh về cơ bản đã hoàn thành việc thành lập các Trung tâm. Nhiệm vụ quan trọng và lớn nhất của các Trung tâm trong thời gian tới là tăng cường củng cố nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động nhằm góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế xoá đói giảm nghèo, làm giàu, tạo điều kiện hội nhập. Thời gian đã chứng minh rằng sự ra đời và hoạt động của Trung tâm với phương châm cần gì học nấy là cần thiết là phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đào tạo nghề cơ bản, chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới nhằm phát triển sản xuất ở nông thôn. Thanh Hoá có trên 80% lao động ở nông thôn, miền núi, trong số đó tỷ lệ được đào tạo nghề còn rất thấp, chưa quá 20%. Chính vì thế mà năng suất lao động thấp, thu nhập kém, không có điều kiện mở mang ngành nghề. Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì không chuyển dịch được cơ cấu nguồn nhân lực. Điều đáng phải suy nghĩ là hơn 20 năm đổi mới, đất nước tiến lên CNH-HĐH, hội nhập nhưng cho đến nay trải qua hàng ngàn năm nông thôn Thanh Hoá cơ bản vẫn là độc canh nông nghiệp mà cơ bản chỉ là trồng lúa . Vì vậy mà kinh tế hàng hoá phát triển chậm. Hậu quả là thiếu việc làm, thu nhập thấp dẫn đến đi làm thuê với lao động thủ công ở xứ người. Nếu người lao động có ý chí làm giàu lại có kiến thức, có được một quá trình đào tạo nào đó chắc chắn họ sẽ tìm cách tạo ra những cơ sở sản xuất, đánh thức được những tiềm năng sẵn có của địa phương, tạo ra việc làm cho nhiều người và làm giàu ngay tại quê hương. Một nông thôn phát triển, thịnh vượng trên đường CNH-HĐH không thể là một nông thôn vắng bóng lực lượng lao động trẻ mà chỉ còn lại ông bà già và người nuôi con nhỏ sống nhờ vào mấy đồng tiền công của người đi làm thuê ở phương xa gửi về. Thời gian chưa lâu, nhưng 5 năm qua một số TTHTCĐ ở một số nơi đã được củng cố và đang từng bước đáp ứng việc đào tạm bồi dưỡng nghề cơ bản, được chuyển giao kỹ fhuật công nghệ sản xuất tiên tiến góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống như Hải Bình (Tĩnh Gia). Hưng Lộc (Hậu Lộc), Nga An (Nga Sơn). Định Tường. Quý Lộc (Yên Định) như Thiệu Công (Thiệu Hóa), Cẩm Quý (Cẩm Thuỷ), Xuân Khang (Như Thanh)...

Các TTHTCĐ tỉnh ta đi từ phong trào quần chúng do Hội Khuyến học phát động và xây dựng. Đến nay TTHTCĐ xã, phường, thị trấn trở thành một cơ sở giáo dục phi chính quy do ngành giáo dục quản lý. Hội Khuyến học vẫn là người thường xuyên cổ vũ đỡ dầu và góp phần tích cực củng cố xây dựng các Trung tâm. Các TTHTCĐ của tỉnh ta thời gian qua đã đạt được những thành quả nhất định song vẫn còn nhiều bất cập chưa thể hiện được hết vai trò, chức năng của Trung tâm, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới ở nông thôn. Không ít Trung tâm hoạt động còn yếu, kém hiệu quả chưa có tác dụng đối với cơ sở. Có nơi còn lúng túng về nội dung hoạt động, về quản lý. Thậm chí có nơi hoạt động còn mang tính hình thức, hoặc thành lập ra nhưng chẳng hoạt động gì. Cơ sở vật chất, kinh phí vẫn còn nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là sự phối hợp của Hội Khuyến học và Giáo dục chưa làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền địa phương quan
tâm lãnh đạo và chỉ đạo xây dụng củng cố các TTHTCĐ. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu, phải hết sức coi trọng củng cố các Trung tâm, đưa các Trung tâm đi vào hoạt động thực sự. Trước hết phải quan tâm xây dụng đội ngũ Ban giám đốc điều hành và đội ngũ hướng dẫn viên về nhiệt tình, trách nhiệm và nghiệp vụ. Cần lựa chọn các nội dung học thiết thực phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng, hết sức coi trọng học nghề du nhập nghề mới vừa học vừa sản xuất. Từng bước tạo ra cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động của Trung tâm. Trước mắt sử dụng thật tốt kinh phí của tỉnh hỗ trợ cho các Trung tâm. Thường xuyên có sự phối hợp thật chặt chẽ giữa Hội Khuyến học và Ngành Giáo dục - Đào tạo trong xây dựng nền nếp hoạt động các Trung tâm và thống nhất đánh giá phân loại hoạt động của các Trung tâm một cách nghiêm túc.

Tăng cường củng cố các TTHTCĐ là việc làm cấp bách hiện nay. Quá trình thực hiện sẽ còn gặp nhiều khó khăn nhưng nếu có quyết tâm cao, các Trung tâm nhất định sẽ dược củng cố ngày càng tốt hơn.

Cao Sơn Hải

Trích Nội san Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa số 1 tháng 4 năm 2007

admin



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.155 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.