TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Người cùng quê
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
Người cùng quê
08.2008

Khi nói về Quê hương, ai cũng có những kỷ niệm về một dòng sông, bến nước, một bài hát ru của mẹ và những mái trường xưa...Quê hương còn nghèo lắm, ruộng đồng mỗi ngày một thu hẹp, nhường chỗ cho những công trình mới của huyện, của tỉnh vậy mà họ vẫn phải bám lấy luỹ tre làng.

Từ lòng tự hào và trách nhiệm với quê hương, những giáo viên, bác sỹ, người đang làm việc lẫn người đã nghỉ hưu, họ gặp nhau và có chung ý tưởng là phải làm giầu cho quê hương bằng chính con người và mảnh đất này: xã Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Sự bận rộn của đồng chí Bí thư Lưu Văn Hoàn; Chủ tịch huyện Trần Thế Thái; Chủ tịch UBND xã Vũ Cao Sơn; Hội Khuyến học tỉnh Nguyễn Thị Nguồn và các cấp uỷ, chính quyền cùng với các ông Đào Đức Tuấn, Lâm Đức Tài, Nguyễn Quốc Hoàn, Đặng Văn Chiến như những con thoi, lúc ở xã, lúc lên huyện, lên tỉnh cũng là để tìm cách làm giàu cho quê hương họ.

Bắt đầu từ việc xã mời thày dạy cắt may từ Hà Nội về dạy nghề cho 40 em, học xong nhiều em được nhận vào xưởng may công nghiệp của xã, còn lại may gia công, thu nhập bước đầu từ 300.000đ đến 600.000đ/người. Lớp dạy thủ công mỹ nghệ, đã thu hút được 30 người, trong đó có cả những em bị khuyết tật, di chứng chất độc da cam. Xã lập xưởng mây tre đan xuất khẩu, các em vừa học, vừa làm. Nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan ở xã đã hình thành, đang có sản phẩm để bán. Xã còn có lớp dạy nhạc và thanh nhạc cho những học sinh năng khiếu, chiều đến sau luỹ tre làng tiếng đàn, tiếng hát ngân vang của chính thày và trò người cùng quê đã làm cho bộ mặt nông thôn ở đây như đang có luồng gió mới.

Những người cùng quê cùng với cấp uỷ và chính quyền Ngũ Lão đang vào cuộc. Người ta đang suy tính đến mặt bằng xây dựng một trung tâm dạy nghề, làm xưởng, mua thêm thiết bị và mong muốn ai cũng được học nghề, có nghề. Có người hỏi: các ông lấy đâu ra nguồn tài chính để làm việc này? Ông Đạng Văn Trí cho biết: có cái tâm thôi thì khổng đủ, lúc đầu người cùng quê vận động, người ít nhất vài ba triệu, người nhiều nhất 40 triệu, có cả hình thức cho vay không lấy lãi, không kỳ hạn, có người cho muợn nhà, người đóng góp vật liệu. Điều đáng nói là các em trong làng, trong xã học nghề đều được miễn phí.

Rõ ràng tại Ngũ Lão một trung tâm dạy nghề và làng nghề đang được hình thành, từng bước đang hoàn chỉnh. Có thể nói đây là mô hình xã hội học tập từ cơ sở, mong sao có nhiều làng xã cùng làm như thế./.

Hy Trung



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.191 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.