TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Hoạt động khuyến học | PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM NGUYỄN MẠNH CẦM TẠI LỄ KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP HỘI KHUYẾN HỌC TP HÀ NỘI
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Hoạt động khuyến học 04.2024
PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM NGUYỄN MẠNH CẦM TẠI LỄ KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP HỘI KHUYẾN HỌC TP HÀ NỘI
05.2008

Tại lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Hà Nội, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã đến dự và phát biểu, chúng tôi xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu trên cùng bạn đọc.

Thưa các đồng chí lãnh đạo Thành phố,
Thưa các vị khách quí,
Thưa các Đại biểu.

Tôi rất vui mừng Thay mặt Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đến tham dự lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Thành phố Hà Nội, được tổ chức giữa những ngày mà nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước đang sôi nổi chuẩn bị chào đón 1000 năm Thăng Long, một sự kiện lịch sử trọng đại của Dân tộc.

Lời đầu tiên tôi muốn dành để chuyển đến các đồng chí Lãnh đạo Thành phố, các vị khách quí, các đồng chí Đại biểu lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.

Thưa các đồng chí,

Hội Khuyến học Việt Nam ra đời đã được hơn 11 năm. Ngay khi Hội vừa tròn 10 tuổi (tháng 10 năm 2006), Hội đã đạt được thắng lợi rực rỡ: Hội đã có mặt ở tất cả 64 tỉnh, thành, 100% huyện, quận, thị, 97% xã, phường; phong trào khuyến học, khuyến tài đã lan toả gần như toàn xã hội, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng. Có thể nói không có một tổ chức xã hội nào, không một đoàn thể quần chúng nào có thể phát triển với một tốc độ nhanh như vậy.

Đạt được kết quả quan trọng đó là do Hội đã khơi dậy được truyền thống hiếu học vốn có từ ngàn xưa của dân tộc, do mục tiêu của Hội đáp ứng nguyện vọng của từng gia đình, từng cá nhân và cuối cùng do hoạt động của Hội phù hợp với xu thế của thời đại.

Trong thành tích chung của Hội có sự đóng góp tích cực của phong trào khuyến học Hà Nội. Mười năm trước đây, khi mới thành lập, Thành phố Hà Nội chỉ mới có 20 chi Hội cơ sở với 500 hội viên, đến nay 100% các quận, huyện, xã, phường, thị trấn đã có tổ chức Hội, nhiều chi Hội được thành lập ở các cụm dân cư, các dòng họ, các trường học, các đơn vị , doanh nghiệp với 106.768 hội viên, Trung tâm học tập cộng đồng đã được tổ chức ở tất cả các xã, phường. Phong trào xây dựng “gia đình hiếu học”, “dòng họ khuyến học” đã và đang được phát triển mạnh, toàn Thành phố có 17.669 gia đình đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “gia đình hiếu học” trong đó 14.807 gia đình được công nhận là “gia đình hiếu học”. Trong phong trào khuyến học, khuyến tài, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên tổ chức “ngày hội khuyến học” trên toàn Thành phố, thể hiện một nét đẹp văn hoá của Thủ đô thanh lịch, làm nổi bật tinh thần hiếu học của người Hà Nội. Quĩ khuyến học hàng năm đã thu hút hàng tỷ đồng, năm 2008, quĩ khuyến học toàn thành phố đã lên đến hơn 9 tỷ đồng, mỗi năm cấp học bổng cho hàng ngàn học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi.

Ghi nhận những thành tích đạt được, Hội Khuyến học Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng ba, 6 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 5 cờ “đơn vị xuất sắc” của Hội Khuyến học Việt Nam, nhiều bằng khen, giấy khen của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố và Hội Khuyến học Việt Nam.

Thành tích của Hội Khuyến học Hà Nội không thể tách rời khỏi sự lãnh đạo của Thành uỷ và các cấp uỷ Đảng trong thành phố và sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền và Mặt trận Tổ quốc và một phần không kém phần quan trọng là nhiệt tình, là sự hy sinh và tâm huyết của đội ngũ cán bộ làm khuyến học, sự phối hợp chặt chẽ của Ngành Giáo dục-Đào tạo, sự hợp tác của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.

Cùng với việc động viên các tầng lớp nhân dân tham gia học tập, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, hoạt động của Hội còn tác động tích cực vào nhà trường, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh dạy tốt, học tốt, ngăn chặn các hành động tiêu cực thâm nhập vào nhà trường, góp phần khắc phục tình trạng bỏ học, lưu ban, thông qua gia đình hiếu học và dòng họ khuyến học rèn luyện đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh từ buổi ban đầu.. Thành tích đó cũng nói lên đặc trưng của Hà Nội, của Thủ đô ngàn năm văn hiến - Thủ đô anh hùng - Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, trái tim của cả nước .

Từ Đại hội Đảng lần thứ IX đến nay, Bộ Chính trị và Nhà nước đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ trong 10 năm tồn tại và phát triển của Hội, Bộ Chính trị đã ban hành 2 chỉ thị (Chỉ thị 50-CT/TW năm 1999 và Chỉ thị 11- CT/TW năm 2007); Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến chỉ đạo các Đại hội của Hội Khuyến học. Đặc biệt vừa qua, trên cơ sở Tổng kết 10 năm phong trào khuyến học, khuyến tài và 7 năm thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của BCT, ngày 13 tháng 4 năm 2007 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 11-CT/TW được thể chế hoá bằng Chỉ thị 02 –CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó đánh dấu việc mở đầu một giai đoạn mới của phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Chỉ thị đã chỉ rõ khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và giao cho Hội Khuyến học các cấp vai trò làm nòng cốt liên kết, phối hợp các hoạt động khuyến học, khuyến tài của các tổ chức, các đoàn thể, các lực lượng xã hội.

Triển khai Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 13 tháng 4 năm 2007, Thành uỷ đã ban hành Chương trình số 26/CTr-TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng của Thành phố đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, và 15/01/2008 UBND Thành phố đã thông qua kế hoạch 06/UB nhằm chỉ đạo thực hiện Chương trình của Thành uỷ. Thực hiện Chương trình của Thành uỷ và kế hoạch của UBND Thành phố, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền của Thành phố đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện xây dựng và phát triển tổ chức Hội, đẩy mạnh phong trào xây dựng “gia đình hiếu học”, “dòng họ khuyến học”, phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn, đồng thời phát triển các quĩ khuyến học…Chỉ thị 11 của BCT về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra nhiều yêu cầu mới, nhiều nhiệm vụ mới; tôi mong rằng các các cấp uỷ Đảng và Chính quyền của Thành phố sẽ quán triệt các nội dung quan trọng đó để tăng cường tăng cường tuyên truyền giáo dục nhằm thống nhất nhận thức trong Đảng, trong các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết phải không ngừng đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, đặc biệt về sự cần thiết và tính chất quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước nhà tiến lên sánh vai cùng cường quốc năm châu. Đồng thời cần mạnh dạn đổi mới phương thức hoạt động của các cấp Hội theo hướng thực hiện vai trò nòng cốt liên kết, phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tất cả các tổ chức các lực lượng xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội học tập.

Trong đổi mới phương thức hoạt động, Hội phải xây dựng quan hệ phối hợp ngày càng chặt chẽ với các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, động viên thúc đẩy họ triển khai hoạt động khuyến học, khuyến tài, đóng góp phần mình vào quá trình hình thành xã hội học tập, quan tâm làm tốt hơn vai trò tư vấn đối với Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố, đối với các cấp uỷ Đảng và Chính quyền của Thành phố, kết hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Thành uỷ và Ban tuyên giáo các cấp. Có như vậy mới có thể đưa phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của Thành phố lên một tầm cao mới, xứng đáng với Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Để đáp ứng yêu cầu do Bộ Chính trị giao phó về vai trò nòng cốt của các cấp Hội, Ban Chấp hành Trung ương Hội tại Hội nghị lần thứ 4 tháng 3 vừa qua đã thảo luận và thông qua văn kiện “Đổi mới phương thức hoạt động của Hội”. Mong rằng các đồng chí sẽ nghiên cứu những văn kiện này và với tinh thần sáng tạo đề xuất những biện pháp cần làm thích ứng với điều kiện của Thành phố.

Trong thời gian trước mắt, đi đôi với việc xây dựng và củng cố tổ chức Hội các cấp vững mạnh, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động đi vào chiều sâu, làm nòng cốt tham gia tổ chức và quản lý tốt các TTHTCĐ ở phường, xã, thị trấn theo qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng nội dung học tập của TTHTCĐ phải phù hợp với nguyện vọng quần chúng từng nơi, từng lúc, theo phương châm “cần gì học nấy” nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để phục vụ sản xuất, phục vụ phát triển. Mở rộng cuộc vận động xây dựng “gia đình hiếu học”, “dòng họ khuyến học”, thôn, làng, tổ dân phố khuyến học gắn với việc xây dựng “gia đình văn hoá”, “cụm dân cư văn hoá”. Phải động viên và hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang...xây dựng cơ sở học tập thường xuyên để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu tri thức, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác, vào sản xuất, trên cơ sở đó hình thành một mạng lưới “nơi nơi học tập, người người học tập”, học thường xuyên, học suốt đời theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập. Đồng thời ở mỗi quận, mỗi huyện nên chọn một phường, một xã làm điểm để xây dựng mô hình xã hội học tập ở cơ sở. Từ mô hình đó có thể đúc kết thành lý luận rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để nhân rộng ra toàn địa bàn.

Tôi tin tưởng với sự lãnh đạo sát sao của Thành uỷ và các cấp uỷ Đảng, Chính quyền của Thành phố, quyết tâm của các cấp Hội, các đồng chí sẽ thực hiện thành công những nhiệm vụ của giai đoạn mới - giai đoạn đưa Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 02-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ vào cuộc sống, đưa chủ trương xây dựng xã hội học tập trở thành hiện thực, mà trước mắt là thực hiện Đề án của Chính phủ xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010, góp phần đưa dân tộc ta trở thành “một dân tộc thông thái” như Bác Hồ hằng mong muốn./.

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.205 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.