TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Người đàn ông liệt hơn 20 năm "gieo chữ"
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 04.2024
Người đàn ông liệt hơn 20 năm "gieo chữ"
05.2008

Xem hình
Thày Nghĩa đang nằm dạy học cho học sinh (Ảnh CAND)
Mấy chục năm nay, có một người đàn ông nghèo, bị liệt nửa người, vẫn miệt mài dạy chữ miễn phí cho những học trò nghèo tại thôn Quyết Thắng I, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa).

Hàng chục thế hệ học trò đã lớn lên, trưởng thành từ những chữ i tờ đầu tiên bên giường bệnh của người đàn ông tật nguyền đó.

Thuở nhỏ, cậu bé Nghĩa cũng lớn lên khoẻ mạnh, nhanh nhẹn như bao bạn bè cùng tuổi khác. Bất hạnh bắt đầu giáng xuống khi cậu bước sang tuổi 15, một trận cảm thương hàn biến chứng đã khiến cậu không thể ra khỏi giường, và chân tay cứ thế teo tóp dần.

Suốt 20 năm ròng rã chạy chữa bằng Đông y, Tây y, nỗi đau đớn thể xác, sự mệt mỏi, tuyệt vọng về tinh thần đã ăn mòn mỏi tuổi xuân của Nghĩa. Có lúc, bệnh cũng thuyên giảm trông thấy, nhưng chi phí thuốc thang đắt đỏ khiến gia đình nghèo đành bất lực trước bệnh tật của con.

Và thế là cuộc sống của anh Nghĩa gắn liền với cái giường: ăn ngủ và vệ sinh phải có người phục vụ. Đến khi bố anh qua đời, toàn bộ gánh nặng chăm sóc người con tật nguyền đặt lên vai người mẹ già.

Anh Nghĩa bảo: "Lúc đầu, nằm một chỗ, tiếc cái chữ mình đã được học thời nhỏ, nỗi khát khao được chạm đến hai chữ "tri thức" đã thôi thúc tôi ngày ngày tự ôn bài". Dần dần, để giải khuây, anh Nghĩa ôn luyện bằng cách gọi những người học trò nhỏ quanh xóm đến cùng học. Từ chỗ cùng học, anh chuyển sang hướng dẫn cho chúng học chữ. Và thế là lớp học hình thành.

Càng dạy học, anh Nghĩa càng thấm thía nỗi khổ của những em học sinh nghèo. "Không có chữ, các em sẽ mãi mãi sống trong cái nghèo nơi miền quê nghèo mà thôi". Với ý nghĩ như thế, thầy cố gắng mang những gì đã học và còn nhớ được để truyền lại cho học sinh.

Ngoài dạy chữ, anh Nghĩa còn dạy lễ, nghĩa cho những em trò nhỏ. Vì vậy, lớp học tuy chỉ có hơn chục em, lớn nhất 8-9 tuổi, bé nhất mới chỉ biết ngồi, bi bô vài tiếng, nhưng lớp học này lại trật tự không ngờ.

Nằm một chỗ, anh Nghĩa phải dùng một chiếc que tre, nhổm nhổm người lên để dạy cho học sinh. Rồi lần lượt từng học sinh một mang sách vở đến tận giường, đọc bài và để thầy cầm tay đưa từng nét chữ.

Cho đến nay, đã hơn 20 năm dạy chữ cho trẻ em nghèo, lớp học sinh đầu tiên của anh cũng đã trưởng thành, người lấy vợ, lấy chồng, rồi con cái của họ lại ngày ngày đến nhà anh để học chữ. Hàng trăm học sinh, có những người giờ đã là cử nhân, kỹ sư, đang công tác ở những miền quê khác nhưng ngày 20/11, nhiều học sinh vẫn tìm về hỏi thăm sức khoẻ, chúc mừng thầy Nghĩa.

Khi chúng tôi đến thăm gia đình anh Nghĩa, hai mẹ con anh đang dùng bữa trưa. Bữa cơm mỗi người được hơn lưng bát ăn với một nắm rau muống chấm muối hoà với nước. "Con tôi dạy học, hàng ngày, trẻ em trong xóm mang đến củ khoai, củ sắn ăn thêm cũng đủ no. Tôi chỉ lo là nếu tôi không may đi trước, thì không biết ai sẽ chăm sóc đứa con tật nguyền này…". Bà Nguyễn Thị Nghinh, người mẹ già đã hơn 80 tuổi của anh Nghĩa gạt nước mắt khi chúng tôi hỏi chuyện.

Ngày nào, người mẹ già ấy cũng ngồi trước thềm nhà, chờ có một phép màu nhiệm đến, cho đứa con có thể tự lo lấy sinh hoạt cá nhân, để nếu mẹ có mệnh hệ nào thì cũng còn nhắm mắt được…

Theo Lệ Thúy
CAND




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.316 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.