TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | “Trong tôi mang tâm hồn nhà giáo và trái tim người chiến sĩ”
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 03.2024
“Trong tôi mang tâm hồn nhà giáo và trái tim người chiến sĩ”
03.2008

Mặc dù, gia đình còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng bằng tình thương yêu con trẻ của một người thầy giáo, bằng tấm lòng, trái tim của người chiến sĩ, Quỳnh Nháp và gia đình đã làm được một điều thật có ý nghĩa, thật phi thường không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Lên đến đỉnh dốc A5, đường Hồ Chí Minh chạy qua khu vực A Lưới, hướng về phía mặt trời mọc, chúng ta thấy một dãy nhà cao tầng vừa mới mọc lên bề thế nằm giữa khu đất bằng phẳng xung quanh có rừng cây bao phủ. Đó là trường Trung học cơ sở xã A Roàng, A Lưới (Thừa Thiên-Huế). Trường được xây dựng trên diện tích gần 5.000m2 do gia đình ông Quỳnh Nháp, dân tộc Tà Ôi, ở thôn 6, A Roàng 2, xã A Roàng, huyện A Lưới hiến tặng. Lý do hiến đất của ông cũng thật đơn giản: Đời mình vất vả mới học được cái chữ, giúp các em được đến trường cũng là điều ấp ủ, ước nguyện của ông và bà con ở các thôn, bản.

Cái giá để có từng con chữ

Ngồi đối diện với ông Quỳnh Nháp trong căn nhà nhỏ ngay cạnh ngôi trường mới, ông kể lại cho chúng tôi nghe chặng đường gian nan vất vả để học được cái chữ trong những năm, tháng chiến tranh ác liệt. Tám năm làm giao liên tham gia gùi hàng, cõng đạn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho bộ đội là những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất trong cuộc đời của ông. Nhưng đây cũng là quãng đời đẹp nhất, những người con dân tộc Pa Cô, Vân Kiều, Tà Ôi... như ông sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân để cho quê hương được giải phóng. Ông đã thuộc như in từng cung đường, từng con suối, những cây cầu bắc tạm ở Trạm Đức, Trạm Sinh, Trạm Rùa, Trạm Bé... ở trên đất Lào về Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Tám năm đi theo bộ đội, đi theo từng cung trạm giao liên, từ một chàng trai chỉ nói bập bẹ tiếng phổ thông Quỳnh Nháp đã tranh thủ thời gian học tiếng phổ thông. Khác với cách dạy thông thường là học chữ trước sau đó mới ghép vần, Quỳnh Nháp lại học nội dung ý nghĩa của từ sau đó mới học ghép vần từng chữ. Vừa gùi hàng, vừa học chữ, thế mà Quỳnh Nháp đã đọc thông, viết thạo tự lúc nào ông cũng không nhớ nữa. Đọc được, viết được không có nghĩa là ngừng học, hằng ngày ông vẫn miệt mài như con ong xây tổ bồi đắp thêm vốn từ, ngữ pháp để hiểu kỹ, hiểu sâu sắc hơn những điều mình còn thiếu, còn yếu.

Cũng trong thời gian này, ông đã nhiều lần tham gia vận chuyển thương binh. Chính từ những lần đó ông đã tự học hỏi cách băng bó cho thương binh, học và thục luyện 5 kỹ thuật cấp cứu đơn giản, phụ giúp tiêm thuốc cho thương binh lúc cần... “Làm việc rồi quen tay, chứ có được học hành lý thuyết ngày nào đâu” thế mà nhiều người vẫn cứ quen gọi ông là y tá Nháp.

Rời lực lượng dân quân gùi lương, tải đạn anh thanh niên Quỳnh Nháp được tuyển dụng vào làm y tá của xã A Roàng. Rồi sau đó Quỳnh Nháp lại được cấp ủy đảng, chính quyền tin tưởng giao nhiệm vụ làm giáo viên tiểu học của xã. Lúc đó đang chiến tranh nên mọi người đến trường còn ít, nên buổi sáng tập trung ở lớp, chiều, tối đi dạy bổ túc văn hóa cho bà con ở các thôn, bản.

Phải có trường mới có chữ

Nhà ông Quỳnh Nháp nằm gần đường Hồ Chí Minh, ở vị trí trung tâm của xã A Roàng. Từ trước đến nay A Roàng chưa có trường Trung học phổ thông, con em trong bản đi học phải đến tận xã Hương Lâm, cách nơi ở khoảng 10km. Mùa mưa các em đến trường gặp không ít khó khăn. Nhìn các em băng rừng, lội suối vất vả đến trường thì thương lắm, nhưng chẳng có cách nào để giúp đỡ các em.

Năm 2000 Phòng Giáo dục huyện A Lưới, UBND xã A Roàng đã đến đặt vấn đề với gia đình ông xin nhượng đất để xây trường. Ông và gia đình rất vui vì từ đây con em đồng bào các thôn bản không còn cảnh băng rừng, lội suối đi học trường xa nữa. Thế nhưng, chờ mãi, chờ mãi vẫn không thấy khởi công xây trường. Để đất trống cũng tiếc công, tiếc của nên gia đình ông đã trồng cây trên mảnh đất định hiến tặng đó.

Gần đây, Phòng Giáo dục huyện A Lưới và UBND xã A Roàng lại đề nghị ông hiến đất để xây trường. Lần này vợ, con Quỳnh Nháp không nhất trí cho đất với một lý do nhà đông người, hiến đất xong thì lấy đất đâu mà canh tác. Hơn nữa, khu đất hiến tặng hiện nay gia đình đang trồng gần 1000 cây quế, hàng trăm cây tràm đang phát triển tốt. Nếu phá bỏ gia đình sẽ mất một khoản thu tương đối lớn. Lần này ông đã trở thành “sứ giả” tích cực thuyết phục vợ, con đồng ý hiến đất cho xã xây trường. Ông hiểu, làm như vậy gia đình phải chịu thiệt thòi, nhưng đây là tấm lòng của mình đối với bà con làng bản. Đồng thời, bản thân ông và gia đình cũng góp một phần rất nhỏ để ươm mầm, nuôi lớn những ước mơ của các cháu học sinh. Ông vừa kể rồi dừng lại nhấn mạnh như một lời khẳng định “Rồi đây, có trường, có thầy cô đưa kiến thức về bản, bản làng mình sẽ ngày càng văn minh, tiến bộ”.

Nhìn ngôi trường khang trang bề thế được xây dựng trên mảnh đất của gia đình ông Quỳnh Nháp chúng tôi càng hiểu và thấm thía được tấm lòng bao dung, rộng lượng của ông.

Theo báo DT&PT

BBT (Theo dangcongsan.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.145 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.