TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Thông tin nổi bật | Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Thông tin nổi bật 03.2024
Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước
05.2022

Xem hình
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2030 xác định nhiệm vụ “Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước. Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có phẩm chất tốt, chuyên nghiệp, tận tụy, phụ vục nhân dân” là một trong ba đột phá chiến lược.

Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội thảo thảo quốc gia với chủ đề “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua việc thực hiện các mô hình học tập” diễn ra sáng nay, 24/5, tại Hà Nội.

Hội thảo do Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 63 tỉnh thành trên cả nước.

Các đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; GS. TS. Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước đồng chủ trì Hội thảo.

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC

GS, TS. Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu đề dẫn tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

GS, TS. Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu đề dẫn tại Hội thảo.
(Ảnh: TA)

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, GS. TS. Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn cách mạng được Đảng ta coi là vấn đề cốt lõi, là nguồn vốn quan trọng và của cải đích thực của đất nước. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao hiện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Các chỉ tiêu cần đạt được về nhân lực chất lượng cao hầu như chưa đạt được mục tiêu đề ra. Báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng xã hội học tập đến năm 2021 chỉ ra: Có tới ba trong bốn chỉ tiêu không hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao. 

3 trụ cột này tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội, đến từng gia đình, từng con người đặc biệt là đến thị trường lao động. Điều đó buộc chúng ta phải chấp nhận và thay đổi để được sống và làm việc, đáp ứng yêu cầu trong những diễn biến nhanh chóng của tiến bộ khoa học. Nếu không thay đổi, từ tư duy đến phương pháp và thường xuyên bồi đắp trí tuệ thì người gạt chúng ta ra khỏi guồng máy đang chạy là chính chúng ta. Cách mạng 4.0 đã chỉ rõ cho chúng ta mục tiêu mỗi quốc gia, mỗi con người cần đạt tới để phát triển bền vững, là cơ hội quí báu cho tất cả chúng ta, buộc chúng ta phải học tập để nâng cao trình độ toàn diện nhằm thích nghi một cách sáng tạo và tiến bước cùng những đổi thay nhanh chóng của cuộc sống...

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đề nghị thông qua cuộc hội thảo lần này, các nhà khoa học, chuyên gia phân tích làm rõ thực trạng của chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ của tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế-xã hội thông qua 2 mô hình: “Công dân học tập” và “Đơn vị học tập”. Hội thảo cũng cần khẳng định: Nếu một công dân (người lao động) đạt được 10 tiêu chí thì chất lượng nguồn nhân lực có được nâng lên hay không? Có đáp ứng được yêu cầu cách mạng 4.0 và Chính phủ số trong bối cảnh hội nhập hay không?

Các đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; GS. TS. Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước đồng chủ trì Hội thảo. (Ảnh: TA)

Các đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương;
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; GS. TS. Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam,
nguyên Phó Chủ tịch nước đồng chủ trì Hội thảo. (Ảnh: TA)

CẦN THIẾT XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HỌC TẬP

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm các quốc gia cho thấy chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào việc đầu tư phát triển nền giáo dục hiện đại, thể hiện trong chiến lược phát triển một xã hội học tập mà về bản chất đó là nền giáo dục mở, tạo ra sự bình đẳng về tiếp cận giáo dục cho mọi người, ai cũng có thể học hành cũng như tạo cơ hội để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cá nhân đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới, quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng ta là đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định.

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: TA)

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: TA)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh rõ hơn mục tiêu của “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục” trong giai đoạn mới là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”; “Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho các lĩnh vực then chốt”, “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”; “Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời”; “Đổi mới sáng tạo, khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam”.

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về “chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập” và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” nhấn mạnh mục tiêu: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”; “coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, dạy người, dạy chữ. và dạy nghề. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”; Kết luận số 49-KL/TW, ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị yêu cầu: “Mỗi tổ chức cần có biện pháp phù hợp thúc đẩy việc học suốt đời của các thành viên trong tổ chức” với chủ trương triển khai xây dựng mô hình “Công dân học tập” ở Việt Nam phải là thành viên của gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập, có những phẩm chất và năng lực cốt lõi, phấn đấu trở thành công dân chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ rõ, trong những năm qua, thực hiện “Đột phá chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực” sự nghiệp “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục” của nước ta đã đạt được một số kết quả quan trọng: Nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo chuyển dần từ việc cung cấp kiến thức, kỹ năng sang phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Quy mô nguồn nhân lực tăng lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ thông qua các mô hình học tập theo các tiêu chí cụ thể của “Công dân học tập” có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục đại học đã bước đầu gắn kết với giáo dục thường xuyên, cung cấp các chương trình đào tạo có chất lượng cao, góp phần xây dựng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời, xây dựng các công dân học tập từ chính đội ngũ giảng viên, sinh viên và hình thành những đơn vị học tập. Quá trình xây dựng và phát triển xã hội học tập đã tạo cơ hội, tạo điều kiện cho người dân được học tập để nâng cao kiến thức, rèn luyện, phát triển kỹ năng thường xuyên, liên tục và suốt đời.

Ở Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ là cơ sở cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, là tiền đề quan trọng để xây dựng các mô hình học tập trong các đơn vị học tập, gia đình học tập, cộng đồng học tập, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng về khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy cuộc vận động xây dựng xã hội học tập trong thời kỳ mới trong xã hội và toàn dân.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị cần tập trung làm rõ thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực theo mô hình “Công dân học tập” ở các ngành, các lĩnh vực, các nhóm đối tượng lãnh đạo, quản lý, người lao động; đặc biệt là chất lượng nhân lực đội ngũ cán bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục và đào tạo... Đồng thời, chỉ ra được bất cập, hạn chế: trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; trong việc triển khai lồng ghép một số chuyên đề vào chương trình giáo dục chính trị tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, trung tâm bồi dưỡng chính trị; trong việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học theo hướng giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập...và trách nhiệm của hệ thống chính trị, người đứng đầu trong việc thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư. Từ đó, xác định những giải pháp hữu hiệu, nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình công dân học tập, đơn vị học tập, xã hội học tập, để hình thành một văn hóa trong học tập, lấy tự học làm thước đo đánh giá năng lực của mỗi người trong công việc và cuộc sống.

Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo hệ thống tuyên giáo các cấp phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học Việt Nam và các cơ quan liên quan chắt lọc kết quả nghiên cứu, cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn tham mưu với Đảng và Nhà nước các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để nâng cao ý thức tự học, học thường xuyên, học suốt đời, học ở trường, ở mọi nơi, mọi lúc để nâng tầm trí tuệ, trình độ, kỹ năng toàn diện của từng “Công dân học tập” trong đơn vị học tập - thành tố hạt nhân, yếu tố cơ bản của gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, xã hội học tập. Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới.

Toàn dân đoàn kết học tập, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập là giải pháp duy nhất để nâng cao chất lượng con người Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đổi mới giáo dục là một quá trình, đây là vấn đề được nhân dân quan tâm, sẽ có nhiều khó khăn hơn so với các ngành khác. Có những việc đã làm phải 10 năm sau mới nhìn thấy kết quả. Điều quan trọng là phải kiên định thực hiện, bám theo yêu cầu thực tiễn, xu thế thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

Theo Phó Thủ tướng, từ khi triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, giáo dục Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc, toàn diện từ mầm non, phổ thông, dạy nghề, đại học. Đối với việc xây dựng xã hội học tập, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, thời gian qua, Hội Khuyến học Việt Nam đã làm tốt nhưng phần việc của các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị cần làm tốt hơn. Cần phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân thấy được sự cần thiết của việc học tập suốt đời, học để phát triển. Nếu không học sẽ không đáp ứng được sự thay đổi của yêu cầu công việc. Chúng ta cần làm thật tốt việc tôn vinh những người có tri thức, hiểu biết, những người giỏi, tạo điều kiện để họ mang kiến thức đóng góp cho xã hội. Học không chỉ dừng lại để mưu sinh mà học còn để thay đổi thế giới. Muốn như vậy cần khơi dậy sự sáng tạo và đam mê học hỏi ở mỗi người dân. Mỗi cơ quan, đơn vị cũng cần tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ công nhân viên có cơ hội học tập, nâng cao nhận thức, trình độ.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về các vấn đề như: mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực và những tiêu chí đánh giá “Công dân học tập”; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ thông qua mô hình công dân học tập; xây dựng mô hình công dân học tập góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông thông qua việc triển khai thực hiện đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.../.



(Theo TG)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.236 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.