TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Hoạt động khuyến học | Dự kiến 10 năng lực cốt lõi của 'Công dân học tập' ở Việt Nam
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Hoạt động khuyến học 07.2025
Dự kiến 10 năng lực cốt lõi của 'Công dân học tập' ở Việt Nam
07.2020

Xem hình
Sáng 23/7, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Xây dựng Bộ Tiêu chí đánh giá mô hình Công dân học tập”.

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, Học tập suốt đời – quyền lợi và nhiệm vụ của mỗi công dân. Mọi công dân đều có quyền được nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có để trở thành người hữu ích.

Theo quan điểm “Học tập suốt đời” của UNESCO thì trong xã hội học tập, giáo dục sẽ phát huy tối đa năng lực của người dân. Đó là phương thức quan trọng để trao quyền cho dân trong việc giải quyết những thay đổi liên tục của xã hội, đối phó với những thách thức kinh tế, bảo vệ mội trường.

Để người dân học tập suốt đời, xã hội phải tạo những cơ hội và cung ứng những điều kiện thuận lợi cho mọi người trong tiếp cận giáo dục. Học suốt đời vì một xã hội phát triển bền vững

Dự kiến 10 năng lực cốt lõi của “Công dân học tập” ở Việt Nam - 1

GS Phạm Tất Dong đã đưa ra những nguyên tắc tổ chức học tập trong xã hội học tập gồm:

Nền giáo dục tháo dỡ những rào cản lỗi thời, cứng nhắc cản trở con người tiếp cận giáo dục.

Giáo dục không bỏ sót bất cứ người nào, trừ trường hợp họ từ bỏ học tập do mất năng lực nhận thức.

Không để bất cứ người dân nào bị thất bại trong học tập.

Bảo đảm quyền học tập của người dân là một công việc của an sinh xã hội.

Đào tạo nhân lực học tại chỗ được coi trọng như đào tạo nguồn nhân lực tương lai.

Giáo dục thường xuyên phải được ưu tiên trong các chính sách giáo dục. Quá trình học tập để con người trở thành công dân học tập.

Bám vào những năng lực cốt lõi và giá trị mong muốn mà Liên minh Châu Âu lựa chọn (8 năng lực) như: Năng lực giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, Diễn đạt ngôn ngữ viết mạch lạc, logic; tương tác ngôn ngữ có hiệu quả trong môi trường văn hóa; Năng lực giao tiếp bằng tiếng nước ngoài Thông qua ngôn ngữ tạo nên những quan hệ tốt, hòa giải mâu

thuẫn, hiểu biết văn hóa khác; Năng lực toán học, khoa học công nghệ, Tổ chức, quản lý công việc có hiệu quả cao

Năng lực sống trong môi trường số, Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; Năng lực tự học là tạo ra cách học một cách thông minh, hợp lý, hiệu quả; Năng lực công dân là biết xây dựng các quan hệ xã hội, làm tốt nghĩa vụ công dân;

Năng lực sáng tạo là luôn cải tiến kỹ thuật, tạo năng suất cao trong sản xuất, kinh doanh và khởi nghiệp; Năng lực nhận thức là luôn nâng cao học vẫn, tiếp cận tri thức mới.

Hội Khuyến học Việt Nam cũng đưa ra Bộ tiêu chí đánh giá, công nhận mô hình "Công dân học tập" gồm: Năng lực tự học, học tập suốt đời; Năng lực sử dụng những công cụ tương tác và Năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội. Cụ thể như sau:

Dự kiến 10 năng lực cốt lõi của “Công dân học tập” ở Việt Nam - 2


Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề về tiêu chí "Công dân học tập", Hội Khuyến học Việt Nam sẽ tiếp thu và sửa đổi, bổ sung.

Ngày mai 24/7, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo khoa học: "Trường Đại học với việc xây dựng và triển khai mô hình "Công dân học tập" tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ tư" tại Hà Nội.





Video được thực hiện bởi Truyền hình thực tế HDTV Việt Nam
Xem thêm tại đây 

Hồng Hạnh - Dân trí



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Hội Khuyến học Hà Nam kỷ niệm 25 năm thành lập Hội với nhiều thành tích nổi bật
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Thành phố Hải Phòng công nhận 156 mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2020-2025
Tiếp tục phương án mới phù hợp với chính quyền địa phương 2 cấp xây dựng xã hội học tập
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Dòng họ học tập tiêu biểu - dòng họ Huỳnh ở Đồng Tháp

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Tri thức cộng đồng
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan dự lễ trao học bổng Samsung Thái Nguyên cho 122 học sinh giỏi quốc gia
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Dòng họ Mùa khơi ngọn lửa tri thức miền biên viễn
Hội Khuyến học tỉnh Hoà Bình bàn giao 2 khu "nhà khuyến học" - nhà ở công vụ cho trường học
Thái Bình tổ chức Hội thảo “Nhà bác học Lê Quý Đôn – Di sản trí tuệ Việt Nam”
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng


Thời gian mở trang: 0.113 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.