TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | HKH Thái Bình học tập và làm theo Tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về học tập suốt đời của Bác
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
HKH Thái Bình học tập và làm theo Tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về học tập suốt đời của Bác
08.2019

Xem hình
Cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện việc học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp Hội KH Thái Bình đã quán triệt Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, học tập và làm theo tấm gương học tập của Bác. Đạo đức, phong cách và tấm gương về học tập suốt đời của Bác đã hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời.

* Tấm gương về học tập suốt đời của Bác. 

Đối với Bác Hồ kính yêu- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam- Danh nhân văn hóa thế giới, có rất nhiều bài học về tấm gương đạo đức, phong cách mà chúng ta cần phải học tập và làm theo, song đối với những người làm khuyến học thì trước hết phải học và làm theo tấm gương học tập suốt đời của Bác. 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học, Bác Hồ đã được học hành từ thuở niên thiếu ở quê hương, cùng với những năm tháng theo cha vào sinh sống ở Kinh đô Huế. Năm 1911 Bác đã là thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Anh, Phan Thiết, lúc mới hai mươi mốt tuổi. Trong những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước Bác đã học ở nhiều trường Đại học đường đời và duy nhất Bác chỉ học ở trường Đại học Phương Đông thuộc Liên bang Xô viết trước đây. Bác đã học ở nhiều nơi trên thế giới, từ Châu Âu, Châu Á đến Châu Mỹ, Châu Phi. Bác học nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề: Học và nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác- Lê Nin để tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi áp ách bức, thống trị của thực dân đế quốc; học ngoại ngữ, học cách viết báo, làm báo, làm thơ, làm nghề kiếm sống; Bác đã học ở mọi nơi, mọi lúc, học trong hầm tàu thủy viễn dương, học khi làm phụ bếp, học trong nhà tù đế quốc, học ở thư viện, học ở giảng đường…trong suốt 30 năm xa Tổ quốc. Bác học trong điều kiện không có sự đùm bọc của gia đình, không có cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp học bổng, không có ký túc xá và lại luôn bị đế quốc săn lùng, ám hại, song Bác vẫn vượt qua được. Điều quan trọng là Bác đã tìm ra được con đường cứu nước, con đường làm cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, Bác đã học tập suốt đời nên càng thấm thía cảnh lầm than , cùng cực, thất học của nhân dân các dân tộc thuộc địa. Vì thế khi còn hoạt động ở hải ngoại, năm 1919 Bác đã gửi đến hội nghị Vecsai bản yêu sách gồm 8 điểm, trong đó có điểm thứ 6 là: “Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh”. Bác cho rằng học để làm cách mạng, học để làm người công dân tốt, người cán bộ tốt. Có thể khẳng định rằng đạo đức, phong cách và tấm gương học tập suốt đời của Bác đã hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời. Có thể khái quát những luận điểm chính Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời như sau: 

“Học không bao giờ cùng, học nữa, học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy cần phải học thêm” 

“Dân tộc dốt là dân tộc yếu”, “Dân tộc Việt Nam phải là một dân tộc thông thái” “Dân tộc Việt Nam phải sánh vai với cường quốc năm châu” 

“Hiếu học là ham học, ham làm, ham tiến bộ” 

“Học hỏi là việc phải học suốt đời, không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi” 

Bác đã nói “Xây dựng xã hội học hành” và “Gia đình học hiệu” 

Năm 1961 trong hội nghị cán bộ toàn quốc Bác nói “Tôi năm nay đã 71 tuổi, ngày nào tôi cũng phải học, việc lớn việc nhỏ tôi phải tham gia, công việc cứ thế tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau” Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời đã bắt gặp xu thế của thời đại khi trên thế giới giáo dục và đào tạo đã trở thành yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia. 

* Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời được thể hiện ở đường lối, quan điểm, chủ trương của Bác Hồ, của Đảng và Nhà nước về học tập. 

Cả cuộc đời Bác chỉ có ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Vì thế ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Bác đã coi việc diệt giặc dốt quan trọng và cấp bách như diệt giặc đói, giặc ngoại xâm. Bác đã nhận ra trên 90% dân số mù chữ là một quốc nạn và Bác đã khích lệ đồng bào “Đi học là yêu nước”. Ngày 8/9/1945 Bác đã ký 2 sắc lệnh về thanh toán nạn mù chữ và thành lập Nha bình dân học vụ. Ngày 15/1/1945 Chính phủ đã quyết định mở lại trường Đại học Đông Dương và đổi tên thành trường Đại học Quốc gia Việt Nam. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 của Bác có đoạn viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”. Và sau này Bác lại nêu lên một triết lý sâu sắc, thông qua một sự việc cụ thể, đơn giản, dễ nhớ là “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Bác nêu ra nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành”. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Giáo dục- đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 11/CT.TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KH, KT, XD XHHT. Ban chấp hành TW Đảng khóa XI đã có nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo…” và gần đây nhất đã có Kết luận số 51/KL.TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện nghị quyết 29 của Ban chấp hành TW Đảng và Kết luận 49/KL.TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị. 

* Hội Khuyến học Thái Bình học tập và làm theo Bác. 

Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc về “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị học tập và làm theo Bác, những năm qua Hội Khuyến học Thái Bình đã tích cực, bền bỉ, năng động, sáng tạo trong việc xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, trong các hoạt động khuyến học (KH), khuyến tài (KT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) và đạt được những thành tựu xuất sắc. 

Một là: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh nhằm thực hiện tốt vai trò tham mưu, nòng cốt, liên kết phối hợp. Ngay từ khi mới thành lập Hội đã coi trọng việc xây dựng tổ chức Hội vững mạnh gắn liền với việc xay dựng XHHT và những năm gần đây là phong trào 3 mạnh, 3 cần. Hội đã xây dựng và chỉ đạo các phong trào phục vụ cho học tập suốt đời ở cơ sở như: “Giờ KH” (Tiếng trống KH, tiếng kẻng KH, tiếng nói KH vào buổi tối), “Ngày KH” (ngày Tết KH, ngày Hội KH hàng năm, “Ngày KHVN” 2/10, “Tuần KH” hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời hàng năm theo các chủ đề “Mùa KH” (mùa xuân KH, mùa hè KH) “Tháng KH” (từ 5/8-5/9, với 5 nội dung hoạt động cơ bản. Phong trào hỗ trợ trường học là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp Hội, với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú. 15 năm qua Hội KH đã tiến cử được gần 200 học sinh ưu tú tốt nghiệp THPT đi du học Nhật Bản theo chương trình vừa học, vừa làm, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước. Sự phát triển nhanh, mạnh, rộng khắp và bền vững là nhân tố quan trọng nâng cao vị thế của Hội, là động lực thúc đẩy phong trào học tập suốt đời và xây dựng XHHT. Qua 19 năm xây dựng và phát triển đến nay toàn tỉnh đã có 685 hội KH cơ sở xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, 3.629 chi hội KH, 6.240 Ban KH với 583.080 hội viên, đạt tỷ lệ 30,68% dân số của tỉnh, dẫn đầu 8 tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. 

Hai là: Chỉ đạo việc xây dựng và nhân rộng các mô hình học tập trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt hiệu quả cao. Những năm trước đây là phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học và đơn vị XHHT cấp cơ sở. Từ năm 2014 đến nay triển khai mạnh mẽ và hiệu quả phong trào xây dựng: Gia đình học tập- Dòng họ học tập- Cộng đồng học tập- Đơn vị học tập theo Đề án 281 của Chính phủ. Đến hết năm 2018 Thái Bình đã công nhận được 358.715 GĐHT bằng 65% số hộ, 3131 DHHT bằng 52,2% số dòng họ, 1.275 CĐHT bằng 62,6% số thôn, tổ dân phố, 938 ĐVHT cấp xã, phường, bằng 82% số cơ quan, đơn vị. Đến cuối năm 2018 về cơ bản Thái Bình đã hoàn thành mục tiêu của Đề án 281 đến năm 2020 (trừ mục tiêu về GĐHT). 

Ba là: Hội đã phối hợp với Sở GD-ĐT triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận 04/TU ngày 1/4/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về xây dựng TT HTCĐ xã, phường, thị trấn. Đến tháng 6/2003, 100% các xã phường đã hoàn thành việc thành lập TT HTCĐ, đi vào hoạt động và phát triển bền vững. Các TT HTCĐ đã tích cực triển khai hoạt động theo 4 chuyên đề và tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, phục vụ tích cực phong trào xây dựng nông thôn mới và các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Hàng năm các TT HTCĐ trong tỉnh đã huy động được 1,5 triệu lượt người dân tham gia học tập các chuyên đề và học nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Qua đánh giá xếp loại của Hội KH huyện và phòng GD-ĐT huyện năm 2018 đã có 35% số trung tâm đạt loại tốt, 65% đạt loại khá, không có trung tâm xếp loại trung bình. Thái Bình được TW Hội KHVN và Bộ GD-ĐT suy tôn tỉnh dẫn đầu về xây dựng TTHTCĐ từ năm 2003, được đón trên 50 đoàn của các tỉnh thành về tham quan trao đổi kinh nghiệm. 

Bốn là: Xây dựng và phát triển quỹ KH các cấp chủ yếu bằng sự đóng góp của nhân dân, thông qua nhiều hình thức. 

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ đang từng bước phát triển, chưa có những nhà đầu tư lớn, nguồn tài trợ còn rất ít so với các tỉnh, song bằng sự nỗ lực vận động toàn dân tham gia và vận động các nguồn tài trợ khác, nên quỹ KH của Thái Bình cũng được xếp vào loại tốt của cả nước, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác KH, KT, XD XHHT của các cấp. Đến cuối năm 2018 quỹ KH toàn tỉnh đạt gần 164 tỷ đồng, bình quân đầu người đạt 86.300 đồng (không kể quỹ KH gia đình bằng hình thức tiết kiệm nuôi heo KH), vượt chỉ tiêu của Đại hội IV. 

Năm là: Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền và tập huấn cán bộ. Các cấp hội đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo xây dựng XHHT ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo. Từ khi thành lập đến nay Hội KH tỉnh đã tham mưu cho tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành 15 văn bản quan trọng gồm: Thông tri, Chỉ thị, Kết luận, Công văn, Kế hoạch (trong đó Tỉnh ủy 7 văn bản, UBND tỉnh 8 văn bản). Các huyện,Thành phố có từ 13 đến 18 văn bản của cấp ủy, chính quyền. Công tác tuyên truyền về KH, KT, học tập suốt đời, xây dựng XHHT được các cấp Hội thường xuyên quan tâm, hàng năm có hàng ngàn tin, bài và được tuyên truyền trên các kênh thông tin- tuyên truyền của địa phương. Đặc biệt là công tác tập huấn cán bộ hàng năm đều được tổ chức trên quy mô lớn, với hàng ngàn lớp, cho hàng chục ngàn cán bộ các cấp, các ngành từ tỉnh tới cơ sở tham gia, là một trong số ít tỉnh của cả nước có số lượng tập huấn cán bộ lớn qua nhiều năm. Đặc biệt Hội đã tham mưu cho UBND các cấp thành lập BCĐ XD XHHT và hoạt động có hiệu quả sớm nhất cả nước. Năm 2018 Hội đã tiến hành ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác KH, KT, XD XHHT với 10 Sở, ngành, đoàn thể trong tỉnh với những nội dung cụ thể, thiết thực. 

Với những thành tựu trên KH Thái Bình luôn được Trung ương Hội KHVN xếp trong tốp dẫn đầu hàng năm của cả nước, tặng nhiều cờ thi đua xuất sắc, bằng khen cho các tập thể, cá nhân, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 2 huân chương lao động (huân chương lao động hạng III năm 2007, huân chương lao động hạng II năm 2016).Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá là một trong những Hội đặc thù hoạt động xuất sắc, đạt hiệu quả cao.



Đặng Văn Cao



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.276 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.