Kết luận 49 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tạo bước chuyển biến mới trong chiến lược xây dựng xã hội học tập
07.2019
GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội KHVN
Ngày 10/5/2019, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.
Đây là văn kiện quan trọng, trong đó chỉ
rõ phương hướng phát triển xã hội học tập và những nhiệm vụ khuyến học, khuyến
tài từ sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW và chắc chắn giá trị
chỉ đạo của Kết luận sẽ là lâu dài, chí ít cũng là giai đoạn 2020 – 2030 giai
đoạn phát triển kinh tế tri thức dưới tác dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ Tư trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu hơn.
Ngày 18/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg về xây dựng xã hội học tập ở nước ta giai đoạn
2005 – 2010. Quyết định này thể hiện tư tưởng chiến lược xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, xây dựng hệ thống giáo dục
ban đầu và hệ thống giáo dục tiếp tục trên địa bàn hành chính cấp xã. Việc
học tập suốt đời được thực hiện trong các mô hình gia đình hiếu học, dòng họ hiếu
học và cộng đồng khuyến học. Những mô hình hiếu học và khuyến học này phải thực
hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục phổ thông đúng độ tuổi của trẻ em và thúc đẩy việc
học tập suốt đời của người lớn. Trung tâm học tập cộng đồng cùng với nhà văn
hóa, câu lạc bộ, thư viện, bưu điện văn hóa xã phải giúp người lao động học tập
trong cộng đồng, gắn với cộng đồng và vì cộng đồng.
Ngày 9/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định 89/QĐ-TTg về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020, phê
duyệt nhiều đề án về tổ chức học tập và phương thức học tập của người lớn. Đến
đây, các mô hình hiếu học và khuyến học đã chuyển sang các mô hình học tập trên
địa bàn hành chính cấp xã, bắt đầu hình thành mô hình cấp xã học tập. Bước chuyển
biến này có tầm quan trọng đặc biệt bởi hướng phát triển xã hội học tập ở nước
ta đã tiếp cận thêm một bước với xu thế xây dựng các vùng học tập trên thế giới.
Cuối năm 2016, Ban Tuyên giáo Trung ương
đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW. Vào thời điểm này, mô
hình cộng đồng học tập cấp xã đã được định hình, xuất hiện hàng ngàn xã học tập,
phường học tập và thị trấn học tập. Sự phát triển tiếp theo của phong trào học
tập suốt đời trông chờ vào những kết luận của Trung ương Đảng sau đợt tổng kết
này.
Ngày 10/5/2019, Kết luận số 49-KL/TW của
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã được ban hành trong sự hân hoan đón chào của hàng
chục triệu người đang tham gia phong trào khuyến học trong cả nước. Ngay sau
ngày 10/5/2019, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã có công văn gửi tới 63 tỉnh,
thành Hội địa phương, yêu cầu phải phổ biến sớm Kết luận này đến từng Chi hội
khuyến học và Ban khuyến học.
Kết luận 49-KL/TW có 8 nội dung cơ bản cần
được cán bộ, đảng viên trong các tổ chức từ Trung ương tới cơ sở quán triệt sâu
sắc để chỉ đạo chặt chẽ hơn, có hiệu quả hơn đối với phong trào khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nhưng với cách tiếp cận từ xu thế phát triển
giáo dục người lớn của thế giới hiện đại, chúng ta có thể điểm ra những yêu cầu
mới của Trung ương Đảng đối với cuộc vận động xây dựng xã hội học tập ở nước ta
trong những năm 2020 – 2030 như sau:
1. Kết luận đầu tiên đã nói lên cái mới
căn bản của Văn kiện 49-KL/TW là, nếu Chỉ thị 11-CT/TW nhấn mạnh trách nhiệm chỉ
đạo của cấp ủy đối với phong trào khuyến học, khuyến tài để xây dựng xã hội học
tập, thì nay Ban Bí thư nói rõ thêm rằng,tổ chức đảng và cán bộ đảng phải gắn việc thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW với đánh
giá kết quả công tác hàng năm của Đảng bộ địa phương. Nói khác đi, hàng năm trong báo cáo tổng kết của cấp ủy
phải có mục “triển khai và kết quả thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của tổ chức Đảng ở
địa phương. Hơn nữa, kết quả cụ thể là ở chỗ, đảng viên ở địa phương có đạt danh hiệu công dân học tập hay không,
gia đình đảng viên có được quần chúng bình chọn là gia đình học tập hay không,
và bản thân tổ chức đảng có đạt yêu cầu là đơn vị học tập hay không.
Ba danh hiệu này mà không đạt đầy đủ thì tổ
chức đảng ở địa phương không thể được đánh giá là tổ chức đảng gương mẫu, vững
mạnh được. Tất nhiên, hàng năm, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân, nhất là những người đứng đầu chính quyền, Mặt trận và đoàn
thể phải có trách nhiệm duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác
khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nếu ở địa phương nào, công tác
khuyến học, khuyến tài yếu kém, việc xây dựng xã hội học tập ở cơ sở chưa đạt
yêu cầu thì không còn quy riêng trách nhiệm cho Hội Khuyến học.
2. Ban Bí thư cho rằng, xây dựng xã hội học
tập là một xu thế phát triển của nền giáo dục thời đại. Do vậy, nhận thức đầy đủ
và sâu sắc về xây dựng xã hội học tập, và do đó, về khuyến học, khuyến tài trước
hết phải từ các tổ chức đảng và đảng viên. Với cách nhìn nhận đó, Ban Bí thư
yêu cầu phải xây dựng những chuyên đề về
khuyến học, khuyến tài và xã hội học tập để đưa vào Chương trình giáo dục chính
trị tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, trung tâm bồi dưỡng chính trị. Đây
là vấn đề lớn và không đơn giản bởi lý luận và thực tiễn của sự nghiệp xây dựng
xã hội học tập cũng như của công tác khuyến học, khuyến tài là rất phong phú.
Nó bao hàm những vấn đề về nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài mà ở Việt Nam cũng như ở các quốc
gia khác, nội dung về những chuyên đề này là hết sức phong phú (cả về lý thuyết,
quan điểm, chính sách, kinh nghiệm lẫn chiến lược riêng).
3. Trong Kết luận 49-KL/TW, có một vấn đề
đặt ra với các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội
là phải thúc đẩy công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong
việc xây dựng mô hình “Đơn vị học tập” tại
các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, viện nghiên cứu,
trong các lực lượng vũ trang. Thực chất của công việc này là thúc đẩy việc
học tập suốt đời của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức,
nhân viên, người lao động, trong đó, những đảng viên phải là người gương mẫu và
đạt những danh hiệu học tập như trên đã nói.
Nhà nước sắp ban hành Bộ tiêu chí đánh giá
công nhận “Đơn vị học tập”. Đến nay, khung tiêu chí về đơn vị học tập được dự
kiến 3 tiêu chuẩn, mỗi tiểu chuẩn có một số tiêu chí và mỗi tiêu chí sẽ có một
vài chỉ số đánh giá. Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn 1: |
Những
điều kiện phải có để đơn vị công tác trở thành đơn vị học tập. |
Tiêu chuẩn 2: |
Mỗi
thành viên trong đơn vị phải là công dân học tập (điều này cụ thể hóa kết quả
học tập của cả đơn vị). |
Tiêu chuẩn 3: |
Tác
dụng của đơn vị học tập đối với sự phát triển của cơ quan, của xã hội bên
ngoài. |
Tiêu
chuẩn 2 bao gồm nhiều tiêu chí đánh giá công dân học tập. Những tiêu chí này là
một tập hợp những năng lực cốt lõi, những
giá trị cơ bản của mỗi cá nhân trong đơn vị (ví dụ: năng lực tự học, năng lực
sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin, năng lực hợp tác với các người khác
trong tập thể, tinh thần khởi nghiệp; ý thức chấp hành kỷ luật lao động và luật
pháp...).
4. Xây dựng hệ thống giáo dục mởđể bảo đảm cho mỗi công dân có nhiều cơ hội và điều kiện để học tập suốt đời,
trước hết, cần có ngay một số trường đại học mang tính mở bên cạnh những trường
đại học mở đang hoạt động.
Những
yêu cầu cơ bản về nền giáo dục mở gồm:
a. Mở về đối tượng học:Bảo đảm ai cũng tham gia học tập, không ai bị bỏ quên trong tổ chức học tập,
không ai bị thất bại trong học tập.
b. Mở về tài nguyên giáo dục:Xây dựng một kho dữ liệu khổng lồ về học liệu, tài liệu học tập như sách giáo
khoa, sách tham khảo, các bài giảng, các băng ghi hình, ghi âm, các video, các
biên bản ghi chép trong thảo luận hoặc nghiên cứu giáo dục v.v...
c. Mở các lớp, các khóa đào tạo: Cần
có đủ các khóa đào tạo dài hạn (vài năm), trung hạn (vài tháng), ngắn hạn (vài
giờ). Ai cần học theo thời gian nào thì chọn khóa đào tạo, ai cần học vấn đề
nào thì chọn trong tài nguyên giáo dục mở.
Vấn
đề cơ bản nhất là mọi yêu cầu tri thức và kỹ năng ở bậc đại học đều phải chuẩn
bị đầy đủ để nhân dân lựa chọn thời gian, nội dung học một cách thuận lợi.
d. Mở về phương tiện học tập:Học tập qua thuyết trình trên lớp, qua các lớp, các khóa trực tuyến... đều có
phương tiện tốt nhất để học. Ví dụ, qua lớp học ảo thì dùng máy tính bảng hay
điện thoại thông minh. Học ngoại ngữ có phòng ghi âm, học để rèn luyện kỹ năng
có máy chiếu hình, có phòng thí nghiệm v.v...
e. Mở về phương pháp:Có thể qua nghe giảng như các lớp học truyền thống thường làm, qua trao đổi,
chia sẻ tri thức, qua hội nghị, hội thảo, qua tự học hoặc tự học có hướng dẫn.
5. Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng
bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức đi đôi với xóa
mù chữ cho người lớn. Về thực chất, thực hiện chế độ học bắt buộc, đối với bất
kỳ người nào, kể từ người có trình độ giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đến cử nhân, kỹ
sư, cán bộ kỹ thuật trung cao cấp, các cán bộ quản lý trong các cơ quan Nhà nước,
Mặt trận, các đoàn thể v.v... là công việc được gọi là xóa mù chữ chức năng, (còn gọi là xóa mù chữ hành dụng). Hiểu theo
cách khác, đó là xóa mù kỹ năng hoạt
động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, khoa học, công nghệ, giáo dục,
văn hóa, nghệ thuật, y tế, quốc phòng. Nếu
không theo kịp sự đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến
thì coi như đang mù kỹ năng.
Xóa
mù chữ cơ bản là để bảo đảm quyền biết chữ của công dân. Xóa mù chữ chức năng để
bảo đảm quyền hành nghề của công dân. Mù chữ, mù nghề, mù ngoại ngữ, mù máy
tính đều rơi vào tình trạng dốt nát phải khắc phục.
Hiện
nay, xóa mù chữ chức năng là việc lớn, hết sức quan trọng. Không có ai dám nói
rằng, mình không bị mù chức năng. Chống mù kỹ năng là để bảo đảm người lao động
học vì công việc, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, bảo
đảm các sản phẩm làm ra có uy tín cao, tạo ra những thương hiệu mới.
6. Xây dựng các mô hình “Tỉnh học tập”,
“Thành phố học tập” là một nhiệm vụ rất mới mà Ban Bí thư yêu
cầu phải làm từng bước vững chắc. Hiện nay, theo Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT,
chúng ta đã xây dựng được xã học tập, phường học tập, thị trấn học tập. Trước hết,
phải xây dựng được mô hình cộng đồng học tập cấp huyện (tức là xây dựng huyện học
tập, quận học tập, thị xã học tập).
Cấu
trúc của cộng đồng học tập cấp huyện được mô tả theo hình vẽ dưới đây:
|
Khái
niệm “Đơn vị học tập” đã được trình bày ở mục (3). Ở đây, đơn vị học tập là
các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp... (do cấp huyện quản
lý) đạt các tiêu chí học tập. |
Khi
đã có mô hình cộng đồng học tập cấp huyện thì chúng ta sẽ xây dựng mô hình “Tỉnh
học tập”, “Thành phố học tập” với cấu trúc như hình dưới đây:
|
Đơn vị học tập ở đây là các công sở, cơ
quan, trường học, doanh nghiệp, bệnh viện... trên địa bàn tỉnh (do chính quyền
cấp tỉnh quản lý) đạt các tiêu chí học tập. |
Ở đây cần nói thêm rằng, trong Kết luận
49-KL/TW có câu “Chủ động, tích cực tham
gia mạng lưới “Thành phố học tập” do UNESCO điều hành”. Khái niệm thành phố
học tập này được hiểu như sau:
Ở các nước phát triển, đất nước họ đã đô
thị hóa vùng nông thôn, giữa vùng nông thôn với vùng thành thị không có sự cách
biệt lớn có chăng, thành phố lớn của họ có số dân rất đông, và tất nhiên hạ tầng
cơ sở có phần hiện đại hơn. Song, vùng nông thôn đã đô thị hóa, lối sống không
khác lạ gì so với lối sống của các thành phố lớn và siêu lớn.
Thuật ngữ Thành phố học tập ở đây được hiểu là các vùng học tập, khu công
nghiệp học tập, khu chế xuất học tập, vùng biển đảo học tập, cảng học tập với
điều kiện quy mô dân số từ 5000 trở lên.
UNESCO đưa ra 42 tiêu chí đánh giá xếp hạng
thành phố học tập. Quốc gia nào hưởng ứng – tức là tự nguyện thực hiện 42 tiêu
chí thì UNESCO đưa thành phố của quốc gia đó vào mạng lưới thành phố học tập
trên thế giới.
Tuy nhiên, UNESCO cũng mềm dẻo trong việc
này, ví dụ Việt Nam đề xuất Bộ tiêu chí gồm 36 tiêu chí cụ thể, trong khuôn khổ
42 tiêu chí của họ thì vẫn được đăng ký vào mạng lưới thành phố học tập do họ
điều hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang khuyến khích các thành phố của ta
tham gia mạng lưới thành phố học tập của UNESCO, tất nhiên vẫn có thể xây dựng
tỉnh hay thành phố như cấu trúc trên kia.
7. Củng cố và phát triển các tổ chức của Hội
Khuyến học ở các cộng đồng dân cư, phát
triển các tổ chức khuyến học trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện,
viện nghiên cứu, lực lượng vũ trang... Bắt đầu từ năm 2018, Trung ương Hội
Khuyến học Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động xây dựng các Chi hội khuyến học
hoặc Ban khuyến học tại các trường cao đẳng và đại học, các trường dạy nghề. Mục
tiêu chính là để các đơn vị này đẩy mạnh việc học tập suốt đời trong hàng ngũ
cán bộ khoa học, các giảng viên cao cấp, từ đó giúp các thế hệ sinh viên học tập
để khởi nghiệp, lập nghiệp, xây dựng các trường thành những đơn vị học tập vững
mạnh.
Với bệnh viện, viện nghiên cứu, việc thành
lập các tổ chức khuyến học là để thúc đẩy họ góp sức vào xây dựng các loại hình
tài nguyên giáo dục và các kho tư liệu lớn có tính chuyên ngành để từ đó giúp
người dân có nhiều tài liệu học tập hơn nữa, ví dụ tài liệu về bảo vệ sức khỏe,
luyện tập thể lực, tự chữa bệnh, các tài liệu tham khảo để sáng tạo và khởi
nghiệp.
8.
Gắn kết tiêu chí công nhận mô hình học tập, công dân học tập, gia đình học tập,
đơn vị học tập... với việc công nhận các mô hình văn hóa, với các danh hiệu thi
đua.Ý tưởng này đã được nung nấu từ lâu và được nhiều người đề đạt ý kiến với Mặt
trận Tổ quốc, với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch... Vấn đề là, chúng ta muốn đề
cao hơn nữa ý nghĩa và giá trị của văn hóa trong đời sống xã hội. Nhiều năm
qua, việc bình xét các danh hiệu văn hóa thường coi nhẹ ý nghĩa và vai trò của
các mô hình văn hóa trong cuộc sống cộng đồng. Việc bình xét rơi vào hình thức.
Nhiều tổ dân phố không giữ gìn được sự hòa khí giữa nhiều gia đình hoặc để tình
trạng mất vệ sinh cống rãnh, nhà vệ sinh công cộng nhưng vẫn được nhận danh hiệu
tổ dân phố văn hóa. Nhiều gia đình có lối sống thiếu văn hóa nhưng vẫn là gia
đình văn hóa. Nếu đưa các tiêu chí học tập vào việc công nhận các mô hình văn
hóa thì giá trị gia đình văn hóa, khu phố văn hóa sẽ tăng lên.
Hướng giải quyết vấn đề này là, nếu không đạt danh hiệu học tập thì gia đình
không thể là gia đình văn hóa; một tổ dân phố không là cộng đồng học tập thì
không thể đạt danh hiệu tổ dân phố văn hóa, một xã không được công nhận là xã học
tập thì xã đó không thể đạt danh hiệu xã nông thôn mới v.v...
9.
Trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội học tập cần coi trọng sự hợp tác
quốc tế. Những lý do cơ bản là:
- Các nước có hệ thống giáo dục người lớn
tiên tiến có nhiều kinh nghiệm xây dựng các mô hình học tập. Họ có thể chia sẻ
với chúng ta những bài học quý giá để chúng ta không phải tìm tòi, thử nghiệm
quá nhiều trong việc xác định những hướng đi, những nội dung, những phương pháp
xây dựng xã hội học tập phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
- Sự hợp tác quốc tế có thể giúp Việt Nam
tiếp cận được nhiều nguồn lực cần để xây dựng xã hội học tập thuận lợi hơn.
- Sự hợp tác quốc tế là cơ hội để chúng ta
hội nhập sâu hơn với trào lưu xây dựng xã hội học tập trên thế giới.
Thực ra, UNESCO từ lâu đã khuyến khích Việt
Nam có sự hội nhập sâu hơn về xã hội học tập, thông qua đăng ký những thành phố
vào hệ thống thành phố học tập thế giới. Họ coi việc học tập suốt đời là chìa
khóa để phát huy mạnh mẽ năng lực con người, qua đó trao quyền cho quần chúng trong việc giải quyết những vấn đề có sự
thay đổi liên tục trong đời sống xã hội, trong môi trường sống và những thách
thức kinh tế, công nghệ và kỹ thuật. Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0,
quảng đại cư dân phải được học tập trong
một hệ thống học tập liên thông từ giáo dục cơ sở đến đại học, phát triển
phương thức học tập và tự học tại nơi làm việc và tại gia đình, sử dụng các
công nghệ học tập hiện đại để học tập điện tử, học tập mọi lúc, mọi nơi, học tập
bằng các máy di động v.v... Điều quan trọng nhất là UNESCO muốn xây dựng văn
hóa học tập cho mỗi người và mỗi cộng đồng.
Trong tương lai không xa, chúng ta phải
xây dựng những thành phố thông minh, thành phố hạnh phúc, thành phố xanh... mà
về thực chất, những thành phố này phải dựa vào tri thức, trí tuệ và sự thông
minh, thông thái của con người học tập suốt đời. Nói cách khác, các loại
hình thành phố nói trên chỉ là những biểu hiện cụ thể của thành phố học tập.
Tóm lại, Kết luận 49-KL/TW là Chỉ thị mới
của Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW trong hoàn cảnh mới
trước bối cảnh xã hội mới. Để triển khai Kết luận 49-KL/TW cần bảo đảm các điều
kiện sau đây:
- Cấp ủy và chính quyền các cấp phải có
quyết tâm chính trị cao về xây dựng xã hội học tập, cam kết với nhân dân thực
hiện Di chúc thiêng liêng của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh: Ai cũng được học hành.
- Đảng và các lực lượng xã hội đều có nhiệm
vụ và trách nhiệm xây dựng nước ta thành một xã hội học tập.
- Khuyến học, khuyến tài phải trở thành
chính sách quốc gia để xây dựng xã hội học tập.
|