TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Hoạt động khuyến học | Thừa Thiên- Huế:
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Hoạt động khuyến học 07.2025
Thừa Thiên- Huế:
02.2008

Hoạt động khuyến học năm 2007 - nhiều thuận lợi nhưng cũng còn lắm khó khăn.

1. Về công tác tổ chức và xây dựng Hội

Đến cuối năm 2006, tất cả các huyện đã tổ chức Đại hội lần thứ I, vạch Chương trình công tác Khuyến học cả nhiệm kỳ và bầu BCH huyện Hội chính thức. Do vậy công tác khuyến của lất cả các huyện và thành phố Huế trong năm 2007 đều có bước phát triển mới. Trên cơ sở đó các Hội Khuyến học cơ sở ( xã, phường, thị trấn) cũng được,củng cố và phát triển thêm một bước. Đến nay trên toàn tỉnh đã có 146/152 cơ sở đã có tổ chức Hội ( Trong 146 Hội cơ sở đã có đã tổ chức Đại hội đạt 90 %). Riêng huyện Quảng Điền còn tổ chức một Chi hội Khuyến học của những cán bộ quê ở Quảng Điền đang làm việc ở Huế. Đây là một sáng kiến nhằm huy động đông đảo người Quảng Điền tham gia làm công tác Khuyến học. Đến nay theo báo cáo chưa đầy đủ, toàn tỉnh đã có 1.618 Chi hội Khuyến học.

2.Về cuộc vận động xây dựng “gia đình hiếu học” và “dòng họ khuyến học”.

Năm 2007, cuộc vận động xây dựng GĐHH và DHKH cũng có bước phát triển mới. Hầu hết các huyện và thành phố Huế đều coi cuộc vận động xây dựng GĐHH và DHKH là công tác khuyến học trọng tâm nên đã tập trung chỉ đạo các Hội cơ sở và các chi hội đẩy mạnh cuộc vận động. Hội Khuyến học Quảng Điền tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng GĐHH và DHKH có nề nếp hơn và chất lượng hơn. Sau thành phố Huế và huyện Quảng Điền tổ chức Đại hội từ 2005 và 2006, trong năm 2007 đã có thêm 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông tổ chức Đại hội biểu dương GĐHH và DHKH cấp huyện đạt kết quả tốt. Hiện nay toàn tỉnh đã có 21.550 gia đình hiếu học và 243 dòng họ khuyến học. đựợc công nhận. Cuối năm 2007 BCH tỉnh Hội đã tổ chức thành công Đại hội biểu dương GĐHH và DHKH tiêu biểu lần thứ nhằm sơ kết 3 năm thực hiện cuộc vận động (2004-2007), biểu dương 49 GĐHH và 8 DHKH tiêu biểu toàn tỉnh và đề ra phương hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động trong giai đoạn 2008-2010 lên bước phát triển mới. Thường trực tỉnh Hội đã chọn trong số 49 GĐHH và 8 DHKH tiêu biểu nói trên để cử 4 GĐHH và 1 DHKH tiêu biểu nhất đi dự Đại hội biểu dương GĐHH và DHKH tiêu biểu toàn quốc lần thứ II.

3.Về xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng

Thường trực tỉnh Hội đã phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo củng cố và phát triển thêm các TTHTCĐ. Đến nay toàn tỉnh đã có TTHTCĐ đạt hơn 73%. Khoảng 50% số TTHTCĐ hiện có đã sớm ổn định và hoạt động, đáp ứng tốt yêu cầu học tập của nhân dân.

4. Xây dựng quĩ khuyến học

Năm 2007, công tác xây dựng quĩ khuyến học có nhiều tiến bộ, nhất là ở cấp huyện, cấp cơ sở và các chi hội. Các cơ quan, các nhà hảo tâm, các Doanh nhân, Doanh nghiệp đã tích cực hưởng ứng phong trào khuyến học, khuyến tài. Mới tổng hợp thành phố Huế và 6 huyện đã có số quĩ là 4.138.418.000 đồng, từ quĩ khuyến học đó, toàn tỉnh đã cấp hàng ngàn xuất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh học giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ cho một số trường mầm non để hoàn thiện cơ sở vật chất.

5. Là tổ chức đứng tên thành 1ập trường Đai học dân lập Phú Xuân và cam kết có trách nhiệm góp phần tạo điều kiện để trường ổn định và phát triển trong thời hạn 10 năm kể từ khi trường có Quyết định thành 1ập, cũng như các năm trước, năm 2007, Thường trực tỉnh Hội cố gắng tạo một số điều kiện cần thiết, nhất là sau khi có Văn bản của cơ quan có thẩm quyền, Thường trực tỉnh Hội cùng phốí hợp với các tổ chức hữu quan có trách nhiệm góp phần thực hiện việc chuyển đổi trường Dân lập Phú Xuân thành trường tư thục theo đúng Quy chế trường Đại học dân lập ( Ban hành kèm theo Quyết định số 86/20001QĐ/TTg ngày 18-7-2000 của Thủ tướng Chính phủ).

Thực trạng những khó khăn, tồn tại:

So với năm 2006, công tác khuyến học năm 2007 có bước phát triển đáng kể về nhiều mặt, đều hơn và chất lượng tốt hơn.

Tuy vậy công tác Khuyến học của tỉnh, một số lớn huyện và nhiều cơ sở cũng còn nhiều khuyết điểm, hạn chế cần cố gắng khắc phục trong năm 2008 để đạt thành tích chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ II. Những khuyết điểm, hạn chế thể hiện các điểm cụ thể sau:

a- Việc củng cố và phủ kín tổ chức Khuyến học đến tất cả 152 cơ sở vẫn chưa hoàn thành còn 6 xã ở huyện A Lưới (4%). Việc tổ chức các Chi hội khuyến học ở các thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, trường học đến nay đạt khoảng 70%, thành phố Huế và huyện Quảng Điền đạt hơn 80%. Việc tổ chức các Chi hội khuyến học ở các trường học tưởng chừng có vẻ dễ hơn nhưng đến nay cũng mới đạt khoảng 65% và mới 2/7 huyện, thành phố báo cáo ( Hương Trà, Quảng Điền). Thường trực tỉnh Hội và nhiều huyện, thành Hội cũng chưa nắm chắc số liệu cụ thể về tổ chức của các cấp Hội.

b. Cuộc vận động xây dựng GĐHH và DHKH là trọng tâm của công tác Khuyến học, là cốt lõi của việc xây dựng xã hội học tập cũng chưa được đẩy mạnh đồng đều giữa các huyện và các cơ sở. Cuộc vận động có ý nghĩa chiến lược này được Trung ương Hội phát động từ năm 2003 triển khai thực hiện từ đầu năm 2004, nhưng cho đến nay sau hơn 3 năm triển khai vận động, hàng năm trong các lần tổng kết và đề ra chương trình công tác tới đều có nhận xét, đánh giá , nêu biện pháp và mức thời gian phấn đấu, nhưng sự chuyển biến giữa các huyện và các cơ sở không đồng đều và không đáng kể đối với nhiều huyện.

Đến nay mới có 4/9 huyện, thành phố tổ chức Đại hội biểu dương GĐHH DHKH cấp huyện đạt 4% và 15/152 cơ sở tổ chức Đại hội đạt l0% duy nhất chỉ có huyện Hội Quảng Điền tổ chức Đại hội cấp huyện và tất cả các Hội cơ sở.

c. Việc thông tin từ dưới lên, nhất là báo cáo tổng kết năm, báo cáo thi đua, khen thưởng cuối năm, tuy có khá hơn trước nhưng vẫn còn ách tắc, chậm trễ, nội dung báo cáo chưa đầy đủ, chưa đạt yêu cầu, mặc dù công việc không khó khăn một chút nào.

Ở Nhiều huyện Hội và Hội cơ sở không tổ chức sơ kết, tổng kết công tác khuyến học hàng năm để đánh giá ưu khuyết điểm trong công tác Khuyến học và đề nghị khen thưởng.

Còn các khuyết điểm, tồn tại trên chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

+ Sự quan tâm lãnh đạo và tạo điều kiện hoạt động đối với công tác Khuyến học của các cấp Đảng, Chính quyền chưa đúng mức.

+ Một số cấp Hội và một số uỷ viên BCH các cấp Hội chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác Khuyến học và có phần thiếu trách nhiệm.

+ Ở mỗi huyện chưa bố trí được cán bộ chuyên trách, có trách nhiệm, có điều kiện, am hiểu công việc để chăm lo công tác Khuyến học.

+ Qua thực tế 10 năm hoạt động, hầu hết những cán bộ làm công tác khuyến học ở các cấp đều là những cán bộ hưu trí, tuy có năng lực, có nhiệt tình và trách nhiệm nhưng không có điều kiện cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Lý do chủ yếu là chưa có chế độ chính sách cho những người làm công tác khuyến học chuyên trách như ở nhiều tỉnh bạn đã thực hiện từ lâu./.

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Việt Nam thành quốc gia học tập
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt đại biểu khuyến học tiêu biểu toàn quốc
Hội Khuyến học Việt Nam triển khai công tác khuyến học trong tình hình mới
Lãnh đạo Hội Khuyến học các tỉnh, thành chia sẻ phương án hoạt động trong tình hình mới
Khuyến học - Hành trình tri thức: Họ Phan Đông Ngạc
Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng
Tạp chí Công dân và Khuyến học vinh danh 16 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi viết
Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt đại biểu khuyến học tiêu biểu toàn quốc
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tiếp tục phương án mới phù hợp với chính quyền địa phương 2 cấp xây dựng xã hội học tập
Thành phố Hải Phòng công nhận 156 mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2020-2025


Thời gian mở trang: 0.136 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.