TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Xòe - Nét văn hóa đăc trưng của Dân tộc Thái
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 03.2024
Xòe - Nét văn hóa đăc trưng của Dân tộc Thái
02.2008

Từ xưa đến nay, xòe vòng của dân tộc Thái luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Mỗi khi âm thanh trầm bổng, nhịp điệu của trống xòe nổi lên lại thôi thúc mọi người đến với vòng xòe.

Trong tiếng trống, tiếng chiêng, mọi người xích lại gần nhau, quây quần bên nhau, vui tươi, đầm ấm. Nhân dịp Năm mới, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc, nếu du xuân xin đừng quên đến với xòe Tây Bắc:

Địa điểm tổ chức xòe vòng có thể là ở sân nhà, trên sân khấu, dưới gốc cây hoặc trên sân bãi. Một vài chục người thì làm một vòng xòe, dăm bảy trăm người trở lên có thể chia ra nhiều vòng hay xếp vòng trong, vòng ngoài, nhiều nơi còn chia vòng theo lứa tuổi. Tay trong tay, vai kề vai, chân người nọ dịch bước theo chân người kia trong không khí, tình cảm say sưa, đầm ấm của vòng xòe, đêm xòe. Động tác, đội hình xòe đều rất giản dị, các tạo hình và động tác, tính chất nhịp nhàng của độ nhún, bước đi của vòng xoè rất gần gũi với nhiều động tác hoạt động của con người trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Nói chung, nhịp xòe nhẹ nhàng uyển chuyển, nhưng đôi khi do không khí cuộc vui thôi thúc, mọi người vỗ tay, nhảy lên, hú lên rất náo nhiệt. Cũng có những động tác như người trực tiếp xòe, người đánh trống, đánh chiêng rất uyển chuyển, lúc mạnh, lúc nhẹ và có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

Âm nhạc và dàn nhạc của xoè vòng thông thường là một chiếc trống, 2 hoặc 3 cái chiêng, một đôi chũm chọe và mấy ống tre dỗ trên máng gỗ. Có khi còn dùng cả pí, khèn bè, tính tẩu. Cũng là dàn nhạc và nhịp điệu ấy, nhưng tuỳ lúc và tính chất buổi xòe mà cách đánh và chuyển âm khác nhau.

Vừa xòe vừa hát có láy đuôi “Au hang” sau mỗi câu hát là hình thức phổ biến. Tính chất nhịp nhàng, triền miên của xòe kết hợp với hát đối, hát kể chuyện, hoặc hát chúc mừng làm cho cuộc xòe càng thêm hấp dẫn. Niềm vui lớn nhất trong vòng xòe là tập thể đoàn kết thân ái. Tay nắm tay, vai sát vai, người ta có thể chuyện trò, tâm sự riêng với nhau mà không hề ảnh hưởng đến tình cảm chung của tập thể. Trong vòng xòe, tình cảm riêng được đặt trong tình cảm chung. Tình cảm tập thể tạo cơ hội cho tình cảm riêng phát triển.

Có thể nói, xòe vòng bắt nguồn từ đời sống lao động của nhân dân và được ra đời từ rất xa xưa. Qua các giai đoạn lịch sử, xòe vòng được phát triển và cho đến ngày nay xòe vòng vẫn không cũ, không mòn. Sức hấp dẫn, đậm đà tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc của âm nhạc xòe vòng luôn có sức mạnh mới, thoả mãn nhu cầu của mọi người và được sử dụng rất linh hoạt, rộng rãi, phục vụ nhiều mặt sinh hoạt của xã hội. Là điệu xòe quần chúng, nhưng xòe vòng lại giữ vai trò như một điệu múa gốc trong nền nghệ thuật múa Tây Bắc. Qua tìm hiểu, hiện nay vẫn còn lưu giữ được 5 điệu xòe cơ bản sau:

Thứ nhất: Xòe “Khăm khăn mơi lẩu” (nâng khăn mời rượu). Động tác uyển chuyển, hai tay nâng khăn mời rượu. Biểu đạt tình cảm và tấm lòng của chủ nhà với khách quý vì chén rượu đậm đà men lá rừng, men tình người.

Thứ hai, điệu xòe “Nhôm khăn” (xòe tung khăn), khăn piêu được quàng qua cổ, hai tay cầm khăn piêu tung lên theo nhịp chân nhẹ nhàng, uyển chuyển, thể hiện niềm vui đạt được thành quả lao động và sự khéo tay thêu chiếc khăn piêu, đức tính cần cù của người phụ nữ Thái.

Thứ ba, xòe “Đổn hôn” (xòe tiến lùi): Chiếc khăn piêu quàng cổ, hai tay xòe trước mặt, chân bước uyển chuyển, nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm sắt son của con người đối với nhau trong cộng đồng không bao giờ thay đổi.

Thứ tư, điệu xòe “Pha xi” (xòe bổ bốn), vòng xòe được tách ra từng nhóm 4 người một, cầm tay nhau, hướng mặt vào nhau… Thể hiện tấm lòng và ý chí luôn hướng về cội nguồn.

Thứ năm, xòe “Ỏm lọm tốp mư” (vỗ tay múa vòng tròn). Điệu xòe thể hiện niềm vui, mừng ngày mùa bội thu, mừng nhà mới, năm mới, trai gái dựng vợ gả chồng.

Không chỉ là sản phẩm tinh thần quý giá trong đời sống xã hội, mà xòe vòng còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu, xây dựng nghệ thuật múa dân tộc Việt Nam. Xòe vòng đã, đang và tiếp tục phát triển.

BBT (Theo BĐTSL)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.153 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.