TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | 15 cái Tết xa nhà theo con chữ
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 03.2024
15 cái Tết xa nhà theo con chữ
01.2008

Năm nay, người dân xã Sín Thầu và gia đình ông Pờ Dần Sinh đón Tết cổ truyền Có Nhẹ Chà (dân tộc Hà Nhì) trong niềm vui lớn bởi họ được đón người con, anh Pờ Hùng San lần đầu tiên về quê ăn Tết sau 15 năm đi học xa nhà.

15 năm ăn Tết xa nhà

Đó là quãng thời gian mà anh đảng viên trẻ Pờ Hùng San, sinh viên năm thứ ba Học viện Báo chí – Tuyên truyền (Hà Nội) xa quê hương, xa Tết cổ truyền Có Nhẹ Chà (thường diễn ra vào cuối tháng 12 Dương lịch hằng năm) để đi học chữ theo mong muốn của người dân xã Sín Thầu.

Mảnh đất ngã ba biên giới tuy còn nghèo khó nhưng con người rất hiếu học và có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Hơn chục năm trước đây, khi ấy còn chưa có đường Mường Tè lên Sín Thầu, ông Pờ Dần Sinh – Bí thư Đảng ủy xã hiện nay chính là người tiên phong đi mở đường, mang ánh sáng văn hóa, mang chữ về bản để giúp bà con xóa mù, giúp phát triển kinh tế.

Được tiếp lửa từ người cha thân yêu, năm 8 tuổi, Pờ Hùng San cùng một số bạn trong xã băng rừng vượt suối vượt 140 km xuống huyện Mường Tè vào học trường Dân tộc nội trú huyện.

Nhớ lại những ngày đầu tiên bước chân ra khỏi bản, Pờ Hùng San kể: “Chúng tôi đi bộ từ Sín Thầu mất 4 ngày 3 đêm thì ra đến huyện. Mọi sinh hoạt diễn ra trên đường đi, cơm nắm và muối trắng mang theo lúc nào đói là bỏ ra ăn, gặp được bản nào trên đường thì ghé vào xin ngủ nhờ. Nhiều khi đi trong rừng ban ngày mà vẫn phải thắp đuốc mới thấy đường, muỗi và vắt đốt nhiều đến nỗi bây giờ vẫn còn sẹo”.

Những ngày đầu tìm đến cái chữ sao thật khó khăn, bước vào lớp học với phấn trắng, bảng đen như một thế giới mới đối với San và các bạn, tất cả đều rất bỡ ngỡ.

Tuy nhiên, với lòng kiên trì, quyết tâm của bản thân cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, qua nhiều năm, Pờ Hùng San đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến ở những ngôi trường mà cậu đã học. Đặc biệt, năm học lớp 9, San còn được giải nhất học sinh giỏi Hoá của huyện Mường Tè.

Thấm thoắt 9 năm trôi qua với biết bao buồn vui, Pờ Hùng San đã học xong cấp 2 và trở thành chàng trai cao lớn khỏe mạnh. Từng ấy năm San chỉ về thăm nhà được vài lần vào dịp hè, ở trường anh là học sinh ngoan, gương mẫu, về nhà là người con hiếu thảo, là lao động chính trong gia đình.

Với niềm say mê học tập và được sự ủng hộ từ gia đình, sau khi học xong cấp 2 con đường học tập của San có sự chuyển biến lớn, xán lạn hơn nhưng cũng rất đỗi khó khăn, San về Hà Nội học THPT trong ngôi trường Trung học Bán công Trần Quốc Toản (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội).

Với niềm tin từ phía gia đình, cứ thế người con của ngã ba biên giới nỗ lực trong cuộc sống và học tập để đạt được những thành tích thật đáng nể khi được kết nạp vào Đảng ngay khi còn ngồi ghế nhà trường trung học và thi đỗ vào Học viện Báo chí - Tuyên truyền, nơi giúp San thực hiện ước mơ nối nghiệp người cha thân yêu – người cán bộ tuyên huấn.

Vì bận học, vì đường sá xa xôi cho nên suốt 15 năm qua kể từ khi bước vào học lớp 1 cho đến khi là sinh viên đại học, Pờ Hùng San chưa một lần được ăn Tết cổ truyền cùng gia đình.

San vẫn còn nhớ như in cảm xúc cái Tết đầu tiên xa nhà: “Hồi ấy, nhiều bạn cùng lứa với tôi nhớ nhà cứ khóc suốt, tôi cũng buồn lắm nhưng biết mình là con cả trong gia đình, cho nên phải làm gương cho các em, nếu khóc mà bố mẹ biết sẽ không yên lòng và càng thấy nhớ nhà hơn”.

San cũng cho biết, hồi ấy ở trường các thầy cô cũng tổ chức cho các bạn ăn Tết Hà Nhì rất chu đáo với những món ăn cổ truyền như bánh dầy, bánh nẳng chấm mật ong và thịt lợn luộc. “Đón Tết ở đây cũng đầy đủ không kém ở nhà, hơn nữa lại còn được xem bắn pháo hoa, thích lắm” - Pờ Hùng San nhớ lại.

Cái Tết đầu tiên bên gia đình

Nguyện ước 15 năm nay của Pờ Hùng San đó là một lần được về ăn Tết cùng gia đình đã trở thành hiện thực, sau khi hoàn thành kỳ thi học kỳ 5, San được các thầy cô cho phép nghỉ một tuần về ăn Tết cùng gia đình, khỏi phải nói niềm vui sướng của anh khi nhận được món quà này.

Từ Hà Nội, đi mất 3 ngày đường, Pờ Hùng San về đón Tết Có Nhẹ Chà trong niềm hân hoan của gia đình, bản làng. Anh xúc động: “Kể từ khi đi học mình cũng được về thăm nhà vài lần rồi nhưng đây là lần đầu tiên về nhà trong hoàn cảnh đặc biệt này nên cũng thấy khác, cảm giác rất hạnh phúc, khó tả”.

Phấn khởi khi người con trai cả về ăn Tết mang theo bao nhiêu câu chuyện vui trong học tập, rèn luyện ở trường, ông Pờ Dần Sinh quyết định Tết này sẽ mổ con lợn to nhất xã, theo quan niệm của người Hà Nhì, ngày Tết mổ con lợn càng to may mắn, hạnh phúc sẽ càng nhiều.

Nói là về ăn Tết một tuần nhưng thực chất San chỉ có 3 ngày ở nhà vì 4 ngày còn lại là thời gian đi đường. Anh tranh thủ thời gian ngắn ngủi làm hết mọi việc nặng trong gia đình, giúp cha mổ lợn, mổ bò đón Tết, mừng Xuân. Thời gian rảnh đi thăm hỏi, giúp đỡ nhiều gia đình trong xã đón Tết, kể chuyện cho các em nhỏ trong xã về Hà Nội, về những gì San được học, được biết ở trường, để tạo niềm tin phấn đấu cho lũ trẻ.

15 năm trôi qua nhưng San vẫn không quên đi những phong tục truyền thống của ngày Tết, từ những nghi lễ mổ lợn, cúng tổ tiên đến làm lễ lý với người cao tuổi trong nhà… được cậu làm rất tuần tự, chính xác.

San cho hay: “Vào những dịp Tết xa nhà, thay vì buồn mình ngồi nghĩ lại những thủ tục này vừa là để cho đỡ quên, vừa để cho vơi nỗi nhớ nhà”.

Mùa Xuân về không khí ở đây thật dễ chịu, cái lạnh chỉ đủ làm hồng hơn gò má những cô gái Hà Nhì xinh đẹp, hoa chuối nở đỏ rừng. Nhà ông Pờ Dần Sinh trong mấy ngày Tết đông đúc hơn hẳn, mọi người đến mừng gia đình được đoàn tụ đầy đủ, dân làng dành cho Pờ Hùng San những lời chúc, những tình cảm qua bát rượu nồng, miếng bánh chưng… làm ấm lòng người nơi mảnh đất ngã ba biên giới lạnh buốt. San hứa sẽ học tập tốt hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi của mọi người.

Mấy ngày nghỉ Tết trôi qua nhanh như cái chớp mắt, sáng hôm ấy cả bản dậy sớm hơn thường lệ để chia tay San về xuôi, đầy lưu luyến, cảm xúc, gia đình và mọi người tiễn chân San ra hết con đường cuối bản, không biết năm sau bận học tập cậu có lại được về quê ăn Tết nữa không? Đó là điều mà cả San và mọi người đều mong muốn.

Về đến Hà Nội, Pờ Hùng San cho biết, mai này sau khi tốt nghiệp đại học sẽ về công tác tại tỉnh Điện Biên để được thường xuyên về nhà thăm nom bố mẹ và được đón Tết cổ truyền Có Nhẹ Chà.

Pham Thu (Theo Tiền Phong)

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.176 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.