TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Khuyến hoc và Giáo dục | Năm 2018: Bộ GD&ĐT giải quyết khó khăn cùng Hội Khuyến học
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Khuyến hoc và Giáo dục 07.2025
Năm 2018: Bộ GD&ĐT giải quyết khó khăn cùng Hội Khuyến học
12.2017

Xem hình
TS Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo
Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ phụ trách việc tổ chức, cung cấp thông tin tài liệu học tập và Hội Khuyến học sẽ vận động người dân và duy trì các lớp học tại các Trung tâm học tập cộng đồng. 2 bên sẽ cùng phối kết hợp giải quyết khó khăn.

Quan điểm trên là ý kiến của TS Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã trao đổi cùng đại biểu khuyến học các tỉnh tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 3, khóa V diễn ra sáng nay 28/12.

Tháo gỡ khó khăn cho Trung tâm học tập cộng đồng

Mở đầu vấn đề thảo luận, ông Vương Văn Việt, Hội Khuyến học Thanh Hóa nêu: "Nhiệm vụ trọng tâm của Hội Khuyến học trong việc tổ chức các trung tâm học tập cộng đồng còn khó khăn, khó tháo gỡ như “một mớ hỗn độn”.

Đơn cử như xây dựng mô hình Trung tâm học tập Cộng đồng mỗi nơi mỗi khác, hoạt động rất mờ nhạt. Ví dụ: toàn tỉnh Thanh Hóa có 11.000 trung tâm học tập nhưng lại có tới 4.000 đơn vị trong đó là trung tâm văn hóa, đó là sự nhầm lẫn ở các địa phương về các chức năng của 2 trung tâm này".


Ông Hoàng Văn Việt, Hội Khuyến học Thanh Hóa
Ông Vương Văn Việt, Chủ tic Hội Khuyến học Thanh Hóa
 

Ông Việt dẫn chứng, đặc biệt, khi nhiều vùng điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa nghèo; vùng núi; biên giới, trung tâm học tập xa dân cư, người dân chủ yếu hoạt động các nhà văn hóa, qua các buổi tuyên truyền. Nhưng chất lượng không được đánh giá, kiểm tra và rút kinh nghiệm nên chỉ như “khua chiêng gõ trống giữa rừng”, không đạt được hiệu quả.

Trung tâm học tập cộng đồng cũng gặp khó khăn về mặt nhân lực, giáo viên biệt phái không có, cán bộ trung tâm không thể lo hết việc theo các chương trình hoạt động của hội khuyến học, hội nông dân, văn hóa, văn nghệ…

Trong khi đó, cán bộ Khuyến học không có nhiều quyền lực về mặt cơ chế và “tiếng nói”chưa đủ mạnh để vận động người dân tham gia học tập. Nhưng nghịch lí, Chủ tịch Hội Khuyến học các xã lại kiêm nhiệm thêm gánh nặng này là không hợp lí và bất cập ở địa phương.

Ông Việt cho hay, theo đề án “xây dựng xã hội học tập, cộng đồng học tập” có15 tiêu chí và 50 nội dung, tất cả số đều dồn lên vai ông Chủ tịch Hội. Trong khi cán bộ Hội Khuyến học đa số là cán bộ đã nghỉ hưu, công nghệ thông tin thua kém, tài liệu hạn chế, sức lực còn ít nên việc hoàn thành chỉ tiêu này quá nặng. Cần kiểm chứng và đánh giá lại các chỉ tiêu này, nếu không tới năm 2020 việc xây dựng xã hội học tập không thể hoàn thành 1 cách thực chất được.

"Xây dựng xã hội học tập là mục tiêu toàn Đảng, toàn Dân, nhưng việc công nhận các cơ sở học tập từ cấp xã tới cấp TƯ so với việc công nhận nông thôn gia đình văn hóa, đời sống văn hóa thì chúng ta quá mờ nhạt" - ông Việt nhấn mạnh.

Đại diện Hội Khuyến học các tỉnh miền Đông, ông Nam Thành chỉ ra rằng, không nên đưa chỉ tiêu Học tập cộng đồng vào chỉ tiêu thi đua của Hội. Trong trung tâm học tập cộng đồng, Hội Khuyến học đang giữ vị trí chính, như vậy là nhầm lẫn về mặt chức năng. Nhiệm vụ của Hội là là liên kết với Bộ GD&ĐT cùng thực hiện.


Nhà giáo Ngọc Thành, Hội Khuyến học Đắc Lắc, Tây Nguyên
Nhà giáo Hà Ngọc Đào, Chủ tịch Hội Khuyến học Đắk Lắk

Bổ sung thêm các ý kiến, Nhà Giáo Hà Ngọc Đào,  Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Đắk Lắk, đưa ra câu chuyện thực tế địa phương.

Theo khảo sát của Cụm Miền Trung – Tây Nguyên năm 2017, các trung tâm học tập cộng đồng ở địa phương đều đạt Khá - Giỏi theo xếp loại. Nhưng chất lượng thực sự của trung tâm chưa đạt.

Nhiều đơn vị có tâm sự: nhiều hoạt động chỉ mang tính phong trào vì nguồn lực không đủ, cơ chế còn nhùng nhằng giữa các bên liên quan. Nhiều đơn vị lại đưa các cán bộ văn hóa, hay hiệu trưởng các trường vào làm quản lí trung tâm, cán bộ khuyến học bị bỏ lơ vai trò quản lí thì làm sao có tiếng nói để hô hào huy động người dân tham gia thực sự.

Theo ông Thành, cho tới nay, việc sát nhập hay tách ra giữa Trung tâm học tập cộng đồng và Trung tâm văn hóa ở cở sở còn nhiều điểm chưa hợp lí. Nhiều địa phương dù thành công những cũng không tránh khỏi muôn vài điểm khó trong chính sách và hoạt động bị chồng chéo giữa hai đơn vị.

Bộ Giáo dục & Đào tạo vào cuộc cùng Khuyến học

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT giải đáp nguyện vọng của các đại biểu dưới góc nhìn của Bộ về các điểm còn hạn chế trong công tác khuyến học, khuyến tài năm vừa qua.


TS Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo
TS Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã có quy chế phối hợp với Hội Khuyến học đánh giá các tiêu chí Trung tâm học tập cộng đồng, sẽ sớm được phổ biến rộng rãi tới các địa phương.

Thứ trưởng Độ nhấn mạnh, cơ chế là một chuyện, nhưng để chính sách thực sự đi vào quần chúng, vận động người dân ra lớp, tổ chức dạy học, cung cấp dịch vụ trong học tập tất cả là nhờ vào sự sâu sát của các cán bộ cơ sở, nhất là Hội khuyến học đóng vai trò quan trong.

Bộ Giáo dục &Đào tạo phụ trách việc tổ chức, cung cấp thông tin tài liệu học tập và Hội Khuyến học sẽ vận động người dân và duy trì các lớp học tại các Trung tâm học tập cộng đồng. Nhất là vùng cao, điểm xa trường lớp thì vai trò các trung tâm, các lớp tuyên truyền, bồi dưỡng càng quan trọng.

Thứ trưởng Độ cho biết, về vấn đề cơ chế chính sách và chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ như các giám đốc, quản lí trung tâm, trong đề án xây dựng xã hội học tập theo đề án 89 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài Chính đang xem xét và sẽ thông qua trong năm 2018.

Thí điểm ở 1 số nơi như hiện nay, nhiều trung tâm học tập cộng đồng, cán bộ đã được hưởng chế độ lương theo quy định Nhà nước và hỗ trợ 20 triệu đồng cho hoạt động mỗi năm. Tuy số tiền còn nhỏ những cũng là nguồn động viên khích lệ để Bộ Tài Chính nhân rộng và thông qua đề xuất.

Thứ trưởng Độ chia sẻ, cách đây 5 năm Bộ đã từng thí điểm xát nhập 2 trung tâm văn hóa và trung tâm học tập cộng đồng, bước đầu đạt được 1 số kết quả khả quan. Nhưng theo đề xuất của Hội Khuyến học cho rằng dự án không phù hợp về mặt chức năng, như vậy Bộ sẽ xem xét, bàn lại với TƯ Hội Khuyến học để có hướng đi tích cực hơn, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.

"Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Hội Khuyến học theo cơ chế đặt hàng, các đề tài phối hợp tham gia để nâng cao hơn công tác học tập. Trong năm tới Bộ GD &ĐT sẽ nghiệm thu đề tài xây dựng Bộ tiêu chí thành phố học tập.

Hoặc Hội Khuyến học có thể đề xuất thêm các đề tài như: mô hình trung tâm học tập cộng đồng thay đổi theo yêu cầu hiện tại sẽ ra sao?; đề án sát nhập 2 trung tâm học tập và văn hóa... Hội Khuyến học hãy xem xét các vấn đề này, nếu cần có thể đề xuất đề án, đề tài với Bộ để Bộ đặt hàng hỗ trợ với hội tốt hơn" - Thứ trưởng Độ bày tỏ.

Hà Cường





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Họ Phan Đông Ngạc
Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng
Tạp chí Công dân và Khuyến học vinh danh 16 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi viết
Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Hội Khuyến học Hà Nam kỷ niệm 25 năm thành lập Hội với nhiều thành tích nổi bật
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Thành phố Hải Phòng công nhận 156 mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2020-2025
Tiếp tục phương án mới phù hợp với chính quyền địa phương 2 cấp xây dựng xã hội học tập

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Dòng họ học tập tiêu biểu - dòng họ Huỳnh ở Đồng Tháp
Thái Bình tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2020-2025
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị


Thời gian mở trang: 0.159 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.