TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Thành phố học tập: Tạo cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người dân
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 03.2024
Thành phố học tập: Tạo cơ hội học tập bình đẳng cho mọi người dân
12.2017

Xem hình
Sáng ngày 13/12, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội thảo góp ý Bộ tiêu chí xây dựng “Thành phố học tập” và các đặc trưng của “Công dân học tập” ở Việt Nam với sự tham gia của các lãnh đạo Sở, phòng Giáo dục và Hội khuyến học các tỉnh trong cả nước.

Tại buổi góp ý dự thảo Bộ tiêu chí, rất nhiều ý kiến được đưa ra đóng góp xây dựng từ chính thực tế hoạt động ở các thành phố, nhằm cụ thể hóa, giúp đưa Bộ tiêu chí sau này đến gần hơn với địa phương và người dân.

Cần nhưng không được vội

Theo thống kê của UNESCO, tính đến năm 2010, trên thế giới đã có 11 Hội nghị Quốc tế về thành phố học tập. Có 36 quốc gia dự đều đặn các Hội nghị này. Số thành phố học tập cử đại biểu tới dự khá đông. Có Hội nghị, số đại biểu đến dự đại diện cho 452 thành phố của nhiều quốc gia. Thế nhưng, Việt Nam luôn đứng ngoài những Hội nghị này và mấy năm gần đây, ta mới bắt đầu có những thông tin về trào lưu xây dựng thành phố học tập.

Ở Việt Nam, tính đến năm 2016, Thành ủy và UBND thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đưa thành phố mang tên Bác Hồ lên thành phố học tập, mong muốn công dân thành phố học tập suốt đời noi gương Bác Hồ vĩ đại. Tuy nhiên, trải qua 1 năm thực hiện, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được những đặc trưng cơ bản và hiệu quả như mong muốn của một thành phố đông dân nhất trong cả nước về phương diện học tập.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học VN cho rằng: “Trong chương trình xây dựng thành phố học tập UNESCO đề xuất, thuật ngữ thành phố được chỉ một khu vực dân cư, một khu vực đô thị, một khu công nghiệp hay một khu chế xuất mà dân cư thường là vài ngàn người, không nhất thiết phải là những thành phố nhỏ và thành phố lớn.


GS.TS Phạm Tất Dong phát biểu tại hội nghị
GS.TS Phạm Tất Dong phát biểu tại hội nghị

GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng: “Khi xây dựng một dự án thành phố học tập, không vội làm đồng loạt đưa các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố vào thực hiện Bộ tiêu chí, có thể chọn hoặc chỉ định quận nào, huyện nào làm thí điểm, hoặc làm đơn vị để tập trung nguồn lực làm trước, sau đó, đầu tư nhân mô hình đến quận, huyện khác. Khi chưa có kinh nghiệm thì lại càng không không làm ồ ạt, nhất loạt được”.

Do vậy, việc trước hết là phải có được Bộ tiêu chí về thành phố học tập và xác định những đặc trưng cơ bản về công dân học tập sống trong thành phố học tập làm khung cho các hành động được cụ thể hóa tại từng địa phương khác nhau.

Tính nhất quán trong Bộ tiêu chí cần được đảm bảo

“UNESCO không khuyên cả thế giới có một Bộ tiêu chí chung, mỗi quốc gia có thể tự xây dựng cho mình Bộ tiêu chí phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng đất nước, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, những Bộ tiêu chí của các quốc gia khác nhau lại phải có một số điểm giống nhau để bảo đảm tính tương đồng cần thiết, phản ánh trình độ phát triển chung của thế giới hiện đại” GS Dong khẳng định.

Bà Bùi Thanh Xuân, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: “Bộ tiêu chí mà quốc gia nào cũng cần bảo đảm các yếu tố: thành phố phải tạo ra các cơ hội học tập từ cấp phổ thông đến cấp đại học một cách bình đẳng cho mọi công dân của mình; phải thúc đẩy việc học tập trong từng gia đình và từng cộng đồng; thúc đẩy việc tạo điều kiện học cho công việc và học tại nơi làm việc; mở rộng công việc sử dụng các công nghệ học tập hiện đại; đảm chất lượng học tập của người dân, thực hiện được sự đa dạng hóa về các hình thức học tập, các nội dung học tập và các phương pháp học tập của người lớn; xây dựng văn hóa học tập suốt đời”.

Đồng tình với ý kiến của Hội thảo, bà Thái Xuân Đào, Phó Trưởng ban phong trào Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, không nên xây dựng Bộ tiêu chí có quá nhiều chỉ số đo lường và quá cao so với trình độ phát triển của nền kinh tế.

Tuy nhiên, phải bảo đảm những yêu cầu cần thiết mà UNESCO đề ra nhằm khi triển khai xây dựng thành phố học tập. Hướng tới mục tiêu thành phố của chúng ta được UNESCO chấp nhận và xếp vào mạng lưới thành phố học tập của thế giới.



Cấu trúc Bộ tiêu chí dự thảo sẽ có hình ngôi nhà

GS Phạm Tất Dong cùng các đại biểu dự hội thảo đã cùng thảo luận và đưa ra bản phác thảo cấu trúc tổng quát của Bộ tiêu chí, nên chọn ra 3 lĩnh vực trọng tâm, 33 tiêu chí và 44 chỉ số đo đạc dựa trên khảo sát số liệu, báo có của các sở, ban ngành liên quan.

Các lĩnh vực trọng tâm, các tiêu chí đánh giá và các chỉ số đo đạc có thể được thể hiện bằng: Một ngôi nhà, phần mái là lợi ích và tác dụng của việc học tập suốt đời, phần cột trụ nói lên kết quả và những yêu cầu đặt ra trước việc học tập, phần nền móng là những điều kiện buộc phải có để bảo đảm cho thành phố phát triển thành Thành phố học tập.

Hà Cường



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.197 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.