TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Nét đẹp hiếu học ở Quảng Trị
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 03.2024
Nét đẹp hiếu học ở Quảng Trị
01.2008

Quảng Trị là tỉnh có số dân ít, lại nghèo, nhưng ba năm gần đây, mỗi năm có khoảng 40 - 50 học sinh giỏi đoạt giải quốc gia, mà hầu hết đều là học sinh nghèo vượt khó. Chung quanh những tấm gương này là những mẩu chuyện hết sức cảm động, với rất nhiều nụ cười và nước mắt.

Ðông Hà một ngày đẹp trời giữa tiết đông, nắng rắc vàng, gió dịu mơn man, nghe chừng mùa xuân đến sớm. Trong hối hả của nhịp điệu phố thị, rất dễ nhận ra những gương mặt hồ hởi của những đại biểu từ nhiều vùng quê Quảng Trị tề tựu về dự Ðại hội đại biểu các gia đình hiếu học - dòng họ khuyến học lần thứ nhất. Chia sẻ niềm vui, đón nhận sự kiện văn hóa này qua những con người, những mẩu chuyện cảm động, nước mắt và nụ cười, một thuở và hôm nay, thêm kỳ vọng vẻ đẹp hiếu học, khuyến học ngày càng được nhân rộng.

Gương xưa tỏa sáng

Chút xưa ấy làm nên câu ca dao lay động lòng người đến tận giờ. Rằng "Ðừng than phận khó ai ơi - Còn da lông mọc còn chồi nẩy cây...". Biến động - xáo trộn - cắt chia là cụm từ thể hiện tính lịch sử, nét đặc thù của vùng đất Quảng Trị thuộc dải đất hẹp miền trung. Tính lịch sử, nét đặc thù là vậy nhưng lời khuyên có lý, có tình, đậm chất nhân văn trong câu ca dao đã là động lực để người Quảng Trị - một thuở và hôm nay - vượt khó hướng tới tương lai. Ðộng lực cho hành trình ấy là nền tảng truyền thống của ông cha, của người đi trước - bằng con đường học tập, phát huy tài năng, cống hiến trí tuệ, trở thành tấm gương sáng phát huy truyền thống, khơi gợi tự hào. Chút xưa ấy đi vào sử sách, ghi danh một Bùi Dục Tài, người huyện Hải Lăng. Ông sinh năm 1477 trong một gia đình nghèo. Bằng ý chí khổ học, khổ luyện, năm 1501 ông xuất sắc vượt qua kỳ thi hương, năm 1502 lại rạng danh qua thi hội, thi đình, nhận bằng Ðệ nhị giáp Tiến sĩ, được "sắc tứ vinh quy", được khắc tên vào văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, được phong hàm thất phẩm. Tài đức của ông được nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao, người dân tôn vinh, thờ cúng và được nhiều thế hệ học sinh, sinh viên thời nay noi gương, phấn đấu, rèn luyện. Ngoài Tiến sĩ Bùi Dục Tài, đất Quảng Trị còn là cái nôi của các vị đại khoa. Có thể kể ra đây những tên tuổi lớn như: Nguyễn Ðức Hoan, sinh năm Ất Sửu (1805) người làng Ân Thơ - Hải Lăng. Ông đỗ Ðệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Ất Mùi năm Minh Mạng thứ 6 (1835); Nguyễn Thế Trị sinh năm Giáp Tý (1804) người làng Hương Liệu (Triệu Phong), đỗ Ðệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Ất Mùi, năm Minh Mạng thứ 16; Lê Ðức, sinh năm 1812, người làng Sa Lung (Vĩnh Linh), đỗ Ðệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Tân Sửu năm Thiệu Trị thứ 1 (1841); Nguyễn Xuân Thọ, sinh năm Mậu Thân (1808) người làng Ðơn Duệ (Vĩnh Linh), đỗ Ðệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Quý Mão, năm Thiệu Trị thứ 3 (1843); Nguyễn Phiên, sinh năm Giáp Tuất (1814), người làng Xuân Mỵ (Gio Linh), đỗ Ðệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Quý Mão, năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Ðó còn là các ông Nguyễn Chương, Nguyễn Văn Hiển và nhiều tên tuổi khác đỗ tiến sĩ qua các thời kỳ từ năm 1502 đến năm 1919, đã được lưu danh trong sử sách.

Gia đình hiếu học - Dòng họ khuyến học

Gương người xưa vẫn tỏa sáng cùng năm tháng. Cùng với truyền thống, với những gì đã định hình mà nổi bật hơn cả là lòng hiếu học, tinh thần khổ học của người Quảng Trị. Chính những yếu tố này đã làm nên lực đẩy, giúp Quảng Trị đạt được những thành tựu đáng mừng khi bước vào xây dựng xã hội học tập. Theo Chủ tịch Hội Khuyến học Quảng Trị Trương Sĩ Tiến, sau khi nghiên cứu hàng trăm hương ước của các làng quê Quảng Trị, cho thấy cách đây hơn 400 năm, người dân Quảng Trị đã rất coi trọng sự học khi xây dựng quy chế học điền và vinh danh những người đỗ đại khoa. Trong thời hiện đại, các nhà chính trị, các tướng lĩnh, các nhà khoa học, các nghệ sĩ lớn... của Quảng Trị đều đã học trong điều kiện đầy khó khăn để trở thành những tài năng, đóng góp xứng đáng cho đất nước, quê hương... Nếu việc học trước hết phải bắt đầu từ mỗi cá nhân thì điều đáng mừng trước hết là những gương sáng đam mê, vượt khó trong học tập, đã xuất hiện khá phổ biến ở vùng đất này. Trong hàng ngũ viên chức, năm năm qua đã có bảy người được nhận bằng tiến sĩ, 70 người được nhận bằng thạc sĩ. Xúc động và tự hào biết bao khi những con em mồ côi, tật nguyền, thiếu thốn mọi bề, dù nghèo khó mà vẫn đỗ thủ khoa, á khoa trong các kỳ thi vào đại học. Ông Trương Sĩ Tiến dẫn ra nhiều trường hợp cụ thể rất đáng khâm phục, trong đó có một học sinh người dân tộc thiểu số bị teo cả hai chân từ khi ba tuổi, đi bằng hai tay, vẫn trèo đèo, lội suối đi học và đã giành được tấm bằng cao đẳng tin học; chuyện một học sinh rất nghèo thi đỗ vào hai trường đại học lớn nhất nước với 27 điểm nhưng không có tiền nhập học, vui vẻ đi làm phụ thợ nề để năm học sau lại thi đỗ vào đại học với số điểm rất cao. Rồi nữa là chuyện một học sinh nghèo đến mức không có tiền mua sách giáo khoa, phải học nhờ sách của bạn mà thi đỗ đại học với 29 điểm. Quảng Trị là tỉnh có số dân ít, lại nghèo, nhưng ba năm gần đây, mỗi năm có khoảng 40 - 50 học sinh giỏi đoạt giải quốc gia, mà hầu hết đều là học sinh nghèo vượt khó, là điều thật đáng quý. Trong năm năm, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức chương trình tiếp sức đến trường, giúp 444 sinh viên nghèo nhập học đại học thì sau đó 70% trong số đó đạt loại khá giỏi, chín em được kết nạp Ðảng khi đang học, ba em được đào tạo tiếp ở nước ngoài. Có thể nói, dù mức độ có khác nhau, nhưng đó đều là những gương sáng đáng trân trọng và thật có ý nghĩa. Còn và còn rất nhiều những tấm gương hiếu học khác nữa trên địa bàn Quảng Trị. Tại Ðại hội lần này, chúng tôi đã được trò chuyện với một vài em trong số đó. Hết thảy đều là những câu chuyện cảm động. Em Trần Thị Kim Oanh, sinh năm 1986, quê Phú Ân (Gio Linh). Cha mất khi em mới được sáu tháng tuổi, mẹ yếu, ốm đau kéo dài, hai người chị gái cũng chẳng hơn tuổi Oanh là bao, ba chị em thường phải sống nương nhờ vào hàng xóm. Ở tuổi còn để chỏm, các em đã phải trải qua nhiều công việc nặng nhọc để sống và được đi học. Mẹ các em cũng không qua khỏi cơn bạo bệnh, bà mất năm Oanh học lớp 7. Mồ côi, nhưng cả ba chị em luôn đùm bọc nhau, kiếm sống bằng cách tỉa sắn, trồng rau, mót khoai, làm thuê làm mướn để có tiền sinh sống và ăn học đến đại học. Hai chị của Oanh đều đã tốt nghiệp và có nghề nghiệp ổn định. Riêng Oanh đang là sinh viên năm cuối khoa Công nghệ Thông tin, Trường đại học Sư phạm Huế. Ðiều đáng quý, đáng ghi nhận là trong nghèo khó và hoàn cảnh mồ côi, nhưng các em đã biết lao động để nuôi thân, để học và ở cấp học nào, các em cũng đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc. Nguyện vọng lớn nhất của Oanh là sau khi tốt nghiệp đại học, em được về Gio Linh giảng dạy, truyền bá kiến thức cho lớp đàn em, đồng thời tiếp tục theo đuổi ngành học ngoại giao - quan hệ quốc tế mà em hằng mơ ước. Ðằng sau những gương sáng hiếu học ở Quảng Trị là những gia đình, dòng họ, những mái ấm... Ở đó có niềm yêu thương, nền nếp gia phong, sự dạy bảo ân cần, những lo toan vật chất... có đủ những thành tố tham gia cuộc vận động Gia đình hiếu học và Dòng họ khuyến học - một cuộc vận động được triển khai sâu rộng tại Quảng Trị, thu hút người người tham gia, nhà nhà hưởng ứng. Là một tỉnh có đến 29% số hộ nghèo, nhưng với truyền thống hiếu học, khổ luyện, đến cuối năm 2007 đã có 60.854 gia đình đăng ký và đã có 27.239 gia đình được công nhận đạt chuẩn. Không chỉ ở miền xuôi mà nhiều gia đình bà con đồng bào Pa Cô, Vân Kiều cũng đã nhiệt tình tham gia cuộc vận động. Chỉ riêng việc một số gia đình đồng bào dân tộc Pa Cô, Vân Kiều được công nhận "Gia đình Cử nhân" (100% số thành viên trong gia đình có trình độ đại học) đã là sự kiện đầy ý nghĩa. Tính đến thời điểm này, theo điều tra sơ bộ, toàn Quảng Trị có khoảng 1.200 - 1.500 dòng họ thì đã có 965 dòng họ lập được ban khuyến học. Về với địa bàn Vĩnh Linh, một trong những huyện có phong trào mạnh, có những gia đình, những dòng họ, những con người mà mỗi câu chuyện về tinh thần hiếu học của họ đều khiến chúng tôi đi từ ngỡ ngàng đến trân trọng, thán phục... Ðó là tấm gương điển hình Nguyễn Thị Khiết, cô học trò bé nhỏ phải nghỉ học từ năm lớp 6 vì gia đình quá khó khăn, nhưng rồi em đã không đầu hàng hoàn cảnh, vẫn nuôi được ý chí tự lập bằng con đường học vấn, em quyết tâm trở lại với việc học dù là phải học chương trình phổ cập cơ sở bổ túc. Tiếp tục học lên trung học bổ túc và em đã thi đỗ một lúc vào hai trường đại học. Trong quá trình đi học, em đã phải đi làm thêm ở nhà hàng, làm gia sư để có tiền ăn học. Nay em đã tốt nghiệp đại học, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Vĩnh Linh có hàng chục gia đình hiếu học tiêu biểu như gia đình chị Nguyễn Thị Gái ở Vĩnh Chấp. Chồng mất sớm, một mình tần tảo nuôi ba con ăn học, đứa con đầu của chị nay đã thi đỗ vào đại học. Vĩnh Linh còn có hàng chục cộng đồng, thôn, bản, khu phố trở thành cộng đồng khuyến học tiêu biểu. Có hàng chục dòng họ trở thành dòng họ khuyến học tiêu biểu, như họ Trần Văn ở xã Vĩnh Thủy vừa qua đã được chọn đi dự Ðại hội Gia đình hiếu học và Dòng họ khuyến học toàn quốc năm 2007. Ðến nay, Vĩnh Linh đã có 100% số xã, thị trấn; 100% số thôn, bản, khu phố; 92% số trường học, 93% số dòng họ và 40% số cơ quan, doanh nghiệp xây dựng được hội, chi hội khuyến học với 28.409 hội viên. Bằng các hoạt động khuyến học, khuyến tài trong 5 năm qua, Hội Khuyến học huyện Vĩnh Linh đã khen thưởng, khuyến khích động viên cho 26.640 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Cấp học bổng, đỡ đầu dài hạn, tiếp sức đến trường cho 3.417 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Quá trình xây dựng, hình thành xã hội học tập mà cụ thể là những tấm gương sáng của những con người về dự Ðại hội tôn vinh Gia đình hiếu học - Dòng họ khuyến học tỉnh Quảng Trị đã là những minh chứng đầy tính thuyết phục về một chủ trương đúng đắn, hợp với lòng dân, với tiến trình đi lên của một địa bàn, của đất nước. Cùng với cả nước, với miền trung vốn được gọi là đất học, cùng với truyền thống của ông cha, với những gương sáng trong thời kỳ mới, cuộc vận động Gia đình hiếu học - Dòng họ khuyến học tại Quảng Trị đã và đang tôn tạo vẻ đẹp mới trong xây dựng, phát triển giáo dục, chiến lược con người trong thời kỳ mới. Những trang vàng rồi sẽ còn được viết.

Phạm Thu (Theo Nhân Dân)



BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.210 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.