TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Khuyến hoc và Giáo dục | Truyền cảm hứng và hỗ trợ thiết thực cho sinh viên khởi nghiệp
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Khuyến hoc và Giáo dục 03.2024
Truyền cảm hứng và hỗ trợ thiết thực cho sinh viên khởi nghiệp
04.2017

Xem hình
Khởi nghiệp đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của thanh niên, sinh viên. Mặc dù thời gian qua có khá nhiều chương trình nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của thanh niên, nhưng con đường khởi nghiệp của các bạn trẻ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để thanh niên biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực? Chiến lược nào để ý tưởng khởi nghiệp thành công?

Về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với GS, TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

Phóng viên (PV): Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Việc định hướng, hỗ trợ thanh niên, trong đó có sinh viên khởi nghiệp mang ý nghĩa như thế nào, thưa Giáo sư?

GS, TS Nguyễn Thị Doan: Đảng, Nhà nước ta luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Nếu thế hệ trẻ được hun đúc, đào tạo tốt theo những tiêu chí chuẩn mực sẽ góp phần đưa đất nước phát triển bền vững. Đất nước phát triển bền vững được hay không phải dựa trên sự học. Học ở trường, học ở thực tế, học hỏi lẫn nhau và học ở ngay chính trong gia đình mình. Nhưng tôi rất lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta. Hiện nay, Việt Nam tụt hậu xa về nhiều chỉ tiêu so với thế giới và khu vực là do năng lực, chất lượng năng lực tại chỗ còn hạn chế. Tôi nhìn thấy thế hệ trẻ hiện nay có tiềm năng rất lớn. Nếu như họ chịu học, chịu khó lăn lộn, sáng tạo, có ý chí thì tôi tin rằng đất nước sẽ phát triển bền vững và có thể hội nhập thành công.


GS, TS Nguyễn Thị Doan.

 

PV: 
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa khởi động Đề án “Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”, trong đó có việc đưa giảng dạy về khởi nghiệp vào chương trình chính khóa bậc đại học. Theo Giáo sư, việc làm này có đi vào cuộc sống?

GS, TS Nguyễn Thị Doan: Nhà trường là cái nôi, là vườn ươm cho tất cả ý tưởng khởi nghiệp. Nhưng bấy lâu nay, chúng ta không chú ý nhiều đến điều này, chỉ biết dạy kiến thức mà chưa chú ý nhiều đến việc muốn khởi nghiệp được thì cả sinh viên và nhà trường cần làm những gì, dẫn đến tình trạng tuyển sinh tràn lan, tuyển sinh không tính đến đầu ra. Không ít nhà trường chỉ biết lo đầu vào mà không tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát huy trí sáng tạo của mình. Tôi cho rằng, chương trình khởi nghiệp được nhà trường chú trọng là vô cùng quan trọng. Và muốn thực hiện được, tất cả còn phụ thuộc vào yếu tố con người. Đầu tiên là phụ thuộc vào ý chí của người đứng đầu. Nếu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết tâm, thấm nhuần được tầm quan trọng của vấn đề này thì tôi tin là sẽ có thể làm được.

PV: Khởi nghiệp là mong muốn của nhiều thanh niên, đặc biệt là sinh viên khi mới ra trường. Nhiều bạn có ý tưởng khởi nghiệp nhưng để biến ý tưởng đó thành hiện thực lại không hề dễ dàng. Vậy theo Giáo sư, cái khó của những người muốn khởi nghiệp ở Việt Nam là gì?

GS, TS Nguyễn Thị Doan: Ngoài khó khăn về kinh tế, để sinh viên có thể khởi nghiệp thành công còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề như cải cách hành chính, sự kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp, với các hiệp hội để giúp sinh viên nhanh chóng thực hiện giấc mơ khởi nghiệp. Ở đây, tôi muốn phân tích về phía nhà trường gồm cả bậc phổ thông và bậc đại học. Ngay từ khi bước vào bậc PTTH, các em học sinh phải được phân luồng xem ai có thể tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, ai sẽ học nghề. Nhưng có thời gian dài việc phân luồng này chưa đạt được kết quả như mong muốn. Tình trạng mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo đang tồn tại là minh chứng cho điều này. Còn ở bậc đại học, nhà trường chưa quan tâm nhiều đến tính thực tiễn trong đào tạo đang là khiếm khuyết hiện nay.


Niềm vui của các tân cử nhân Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)


Cụ thể, nhà trường chưa chú ý đến kết nối với các cơ sở thực tế nên việc giảng dạy không bắt nhịp được với hơi thở thực tế, không bắt được tín hiệu của thị trường, không liên hệ, kết nối mối quan hệ với doanh nghiệp nên sinh viên ít có điều kiện tiếp xúc thực tế. Do đó, sinh viên kém năng động, sáng tạo và cả kỹ năng nghề nghiệp. Con số hàng trăm nghìn cử nhân ra trường không tìm được việc làm, chưa nói tới khởi nghiệp, đã nói lên điều này. Hiện nay, kinh tế của chúng ta còn yếu, môi trường để sinh viên tiếp cận với thực tế, kết nối của nhà trường cũng còn yếu. Tất cả đều tạo nên khó khăn khi sinh viên khởi nghiệp.

PV: Vậy sinh viên nên bắt đầu khởi nghiệp từ đâu? Làm thế nào để biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực, thưa Giáo sư?

GS, TS Nguyễn Thị Doan: Khởi nghiệp có thể bắt nguồn từ con số 0, từ sự thất bại dù người đó già hay trẻ. Chính sự thất bại sẽ nung nấu cho con người một tinh thần khởi nghiệp tốt. Có rất nhiều người, nhiều doanh nghiệp đi lên từ sự thất bại, quan trọng là chúng ta có ý chí, nghị lực, dám đương đầu với thách thức, vượt qua được khó khăn hay không.

Làm thế nào để khởi nghiệp thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước tiên là bản thân sinh viên. Khi đã hoàn thành xong chương trình phổ thông, các em bước vào trường đại học với một tinh thần mới, quyết tâm mới. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, sinh viên phải chịu khó sáng tạo trong cách học, tránh học theo lối mòn. Các em cần chủ động tiếp cận thực tế, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích để rèn luyện kỹ năng sống và chuyên môn của mình. Hiện nay, không ít sinh viên ra trường với bằng tốt nghiệp đại học chỉ muốn xin vào làm việc tại cơ quan nhà nước. Qua nhiều trải nghiệm, tôi thấy những sinh viên chăm học, năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động phục vụ cho chuyên môn của mình thì khi ra trường đều sớm tìm được việc làm. Những người như vậy có thể khởi nghiệp được.

Như tôi đã phân tích ở trên, nhà trường là cái nôi để khởi nghiệp, cung cấp kiến thức, tri thức toàn diện cho sinh viên. Ngoài việc tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp, các hiệp hội, tổ chức để sinh viên có điều kiện thực tế thì yếu tố môi trường giảng dạy, cơ sở vật chất và trình độ giảng viên cũng rất quan trọng. Nhà trường không cho sinh viên được việc làm nhưng nhà trường sẽ cho sinh viên những ý tưởng sáng tạo và định hướng nghề nghiệp. Muốn được như vậy thì đội ngũ giáo viên phải giỏi, phải hiểu nhuần nhuyễn cả lý luận và thực tiễn, có vậy mới truyền được cảm hứng cho sinh viên. Từ cảm hứng đó, sinh viên sẽ nảy sinh ra sáng tạo trong tiếp thu và vận dụng kiến thức. Và chính thu nhập của nghề giáo cũng là một nguyên nhân khiến tinh thần năng động, sáng tạo của họ trong giảng dạy bị thui chột. Hiện nay, nhiều trường đại học, cao đẳng đang có nhiều đổi mới theo hướng “căn bản, toàn diện”. Song với yêu cầu hội nhập hiện nay thì chất lượng đào tạo, cụ thể là yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực đang là thách thức với các nhà trường.

Cuối cùng là đối với Nhà nước, tôi cho rằng cần thiết phải tạo điều kiện tốt, có chính sách tài chính cho thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên khi ra trường có thể khởi nghiệp khi có ý tưởng sáng tạo. Hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách tốt để hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhà nước phải là bệ đỡ về mặt tài chính, kết nối thị trường, hỗ trợ ban đầu cho doanh nghiệp khởi nghiệp về cơ sở hạ tầng, thậm chí khi doanh nghiệp khởi nghiệp thiếu vốn, Nhà nước sẽ góp vốn hoặc kêu gọi các nhà đầu tư. Song khâu này nhìn chung còn yếu. Tuy nhiên, với tinh thần khởi nghiệp của Thủ tướng và các địa phương, các nhà trường đang tiếp thu “làn gió” khởi nghiệp đó, tôi tin trong thời gian tới, thế hệ trẻ sẽ được hỗ trợ rất nhiều để khởi nghiệp.

PV: Trân trọng cảm ơn Giáo sư!



(Theo Quân đội nhân dân)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.238 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.