TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Gặp người 'Chiến sĩ diệt dốt' 70 năm trước
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 03.2024
Gặp người 'Chiến sĩ diệt dốt' 70 năm trước
09.2015

Xem hình
Thầy Nguyễn Tấn Thơ
Tiếng trống khai trường của thầy Hiệu trưởng vang lên, làm cho không khí của Lễ khai giảng năm học 2015-2016 trại trường THPT Núi Thành như thúc giục ngày Hội thêm rộn ràng. Người phụ huynh ngồi dự lễ khai giảng bên tôi tâm sự. “Tôi là một giáo viên cách đây 70 năm, hình dung lại thời đại ngày nay rất khác với thời giảng dạy của tôi trước đây”!

Được dịp ôn lại trang nhật ký của mình, thầy Nguyễn Tấn Thơ kể lại:

“Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời Kêu gọi thi đua ái quốc trước quốc dân, đồng bào. Người đã chỉ rõ “Mục đích của thi đua ái quốc là diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Thực hiện lời Bác, Ủy ban Hành chánh xã Tam Hiệp, huyện Tam Kỳ (Nay là huyện Núi Thành) kêu gọi các thầy, cô giáo cũ, những học sinh mới rời ghế nhà trường có trình độ văn hóa ra làm giáo viên, tham gia phong trào “diệt giặc dốt”!

Lúc bấy giờ, vừa học chưa xong bậc Trung học, nhưng tôi hăng hái tham gia nhận dạy lớp 1,2 cho con em học sinh trong xã, lúc tôi mới 16 tuổi. Lớp học tổ chức trong nhà dân, hoặc đình, chùa. Bàn ghế của thầy và trò là những tấm ván của gia đình dân cho mượn, ghép lại kê thành ghế ngồi học. Tôi tự đi vận động nhân dân đóng góp công lao động và vật liệu để làm trường mới. Nói là trường nhưng chỉ là một cái trại đơn sơ, phên vách là nan tre, mái lợp tranh. Tự soạn giáo án, vở soạn toàn là giấy tự túc làm bằng cây dó, ngòi bút sắt, chấm mực viên hòa nước lạnh trong một cài bình!

Ngoài việc dạy lớp chính, chúng tôi còn phải dạy “Bình dân học vụ” ban đêm và cả buổi trưa cho cán bộ, người lớn tuổi cùng các em không có điều kiện đến trường nhằm xóa 95% dân số không biết chữ “...Ghé đầu lên tấm bảng chung/Phơ phơ tóc bạc bạn cùng tóc xanh/Này em, này chị, này anh/Sát vai mà học rách lành sao đâu/I tờ mớm chữ cho nhau” (thơ Tố Hữu)”!.

Lịch sử đã ghi rõ: Sau khi giành được độc lập, trong buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở chiến dịch chống nạn mù chữ, tiêu diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm vụ cấp bách thứ hai trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Hồ Chủ tịch nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và nhấn mạnh “Dốt là dại, dại thì hèn. Vì vậy, không chịu dại, không chịu hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới”!

Lúc nầy, Phong trào học tập của học sinh cũng như các lớp Bình dân học vụ đã dấy lên tinh thần say mê học chữ từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Hội truyền bá chữ quốc ngữ đã để lại cho phong trào học văn hóa nhiều kinh nghiệm, lực lượng trí thức tình nguyện tham gia dạy học cho nhân dân, công nhân học trong xưởng thợ, thương binh học ở an dưỡng đường, ngư dân học ngay trên thuyền chài, nông dân học trên cánh đồng, sân đình chùa, gốc đa, bến nước, trẻ nhỏ học trên lưng trâu v.v... Người dân ban ngày đi làm, ban đêm thắp đèn dầu, đốt đuốc đến lớp. Giáo viên bình dân học vụ thuộc đủ các giới, lứa tuổi, không có lương bổng, hễ biết chữ là tham gia. Họ dạy học, dựng trường, tạo lớp, tìm kiếm học phẩm, cổ động học viên. Có lớp có giáo viên, nhưng có lớp giao cho người trong nhà dạy lẫn nhau, chồng dạy vợ, con dạy mẹ, anh chị dạy em. Cách dạy cũng được cải biên cho phù hợp với tình hình dân trí lúc bấy giờ, đó là đọc lên thành tiếng, chữ cái, vần được tạo thành câu thơ lục bát, so sánh để dễ nhớ, ví dụ: “I, tờ ( i, t) giống móc cả hai/ I ngắn có chấm, tờ dài có ngang. O tròn như quả trứng gà/ Ô thì đội mũ, Ơ thời thêm râu” v.v...

Dụng cụ học tập thiếu thốn, người học dùng chõng tre, cánh cửa làm bàn; bảng viết là bức tường, tấm phản dựng lên; phấn là gạch non, đất sét, than củi; lá chuối khô, mo cau thay giấy.

Thầy Nguyễn Tấn Thơ còn nhớ “Không có ván làm bàn, phải lấy cái nia phơi lúa, thậm chí người ta còn úp ngược thúng lên làm bàn học. Vở ghi không có, người dân rải cát ra sân, cầm que tập viết chữ, viết xong rồi xóa lại học viết chữ khác. Để kiểm tra việc học chữ của người đi học, cũng rất đơn giản gọn nhẹ nhưng hiệu quả thiết thực. Ban kiểm tra thường giăng dây đứng ở đầu làng, đầu chợ, bến đò, nơi đông người qua lại. Ai đọc được chữ thì mới được đi qua. Có lần, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đi xem tình hình các lớp bình dân học vụ. Đội kiểm tra không biết bộ trưởng, kiên quyết giữ ông lại hỏi xem thuộc chữ hay chưa. Cần vụ định nhắc nhở người thanh niên kia, nhưng Bộ trưởng Huyên chỉ cười ngăn lại, ông trả lời trôi chảy rồi mới đi qua”!.

Là người khai sinh ra ngành học bình dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dõi theo từng bước đi của phong trào. Người luôn động viên, thăm hỏi kịp thời giáo viên, những cụ già, em bé chăm chỉ đến lớp. Trong sự nghiệp giáo dục nói chung, Hồ Chủ tịch luôn quan tâm đến hiệu quả cuối cùng của việc dạy và học để sau này tổng kết thành câu nói “Vì lợi ích 10 năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”!.

Thầy Tấn Thơ, tậm sự thêm “Trong quá trình tổ chức thực hiện, phong trào dạy-học trước đây gặp vô vàn khó khăn nhưng các thầy, cô đều hết mình với tinh thần “Tất cả vì học sinh” đã để lại cho nền giáo dục nước nhà nhiều bài học quý báu. Phong trào học tập phát triển rộng khắp, có sức sống lâu bền vì được “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” rất thiết thực. Nền giáo dục trước đây do Chính phủ lãnh đạo, nhưng cách tổ chức và hoạt động cũng phải dựa vào nhân dân, đựa vào thực tế để phát triển nên mới bền vững. Sự học trước đây, không chỉ xóa nạn mù chữ trong nhân dân, mà còn giúp toàn dân có ý thức về quyền lợi và bổn phận của công dân phải đi học trong một nước độc lập để mở mang kiến thức. Nền giáo dục lúc bấy giờ đã đạt những thành tích lớn, là cơ sở để nâng cao dân trí nước nhà, cùng với nhiều yếu tố khác làm nên sức mạnh đưa dân tộc bước qua hai cuộc trường chinh kháng chiến”.

Được biết, Thầy Tấn Thơ là thầy giáo đã dạy trong thời kháng chiến chống Pháp; khi Hiệp định Genève ký kết, thầy thóat ly và dạy tại vùng Cách mạnh thuộc xã Tam Thạnh, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Được Hội đồng Bộ trưởng tặng bằng khen. Nay nghỉ hưu và sinh hoạt tại Chi bộ thôn Nam Sơn, Đảng bộ xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành./.

Bài, ảnh: Huy Hoàng




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.223 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.