TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Thầy giáo Cơ Tu hết lòng với sự nghiệp trồng người
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 04.2024
Thầy giáo Cơ Tu hết lòng với sự nghiệp trồng người
07.2015

Xem hình
Thầy giáo Alăng A
Cũng như các dân tộc anh em định cư ở phía Đông Trường Sơn, người Cơ Tu ở Quảng Nam có một đời sống tinh thần rất phong phú và giàu tính nhân văn. Họ sống tập trung thành những bản làng, ẩn mình giữa những cánh rừng bạc ngàn, nơi ấy chúng ta thường bắt gặp những mái nhà Gươl vươn cao, biểu hiện cho sự sung túc và thanh bình của buôn làng. Vốn rất yêu nghệ thuật, kiến trúc nhà Gươl đã đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật tạo hình.

Nhân cuộc giao lưu Hội Cựu giáo chức tỉnh Quảng Nam, tôi được tiếp cận với một người làm công tác giáo dục tại đây. Đó là thầy giáo Alăng A, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Chà Vàl – Zuôich thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, năm nay đã ở tuổi “thất thập”!.

Thầy Alăng A cho biết: “Xã Chà Vàl ghép với xã Zuôich, gọi là xã Chà Vàl-Zuôich. Đây là nơi nằm ngay trung tâm kinh tế - xã hội của 7 xã vùng cao thuộc huyện Nam Giang, cách trung tâm huyện lỵ 50 km, có con đường Quốc lộ 14D đi qua, có đường giao thông đến các thôn bản; xã có 10 thôn với 4.178 khẩu, chiếm 85 % dân số là dân tộc Cơ Tu, giàu truyền thống cách mạng và hiếu học. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như sau ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước, xã Chà Vàl – Zuôich là nơi cung cấp đội ngũ giáo viên cho các xã trong toàn huyện Nam Giang, nhất là 7 xã vùng cao của huyện nhà.

Trong những năm qua, nhất là từ khi có sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cho phép thành lập Hội Cựu giáo chức từ năm 2012. Đến nay, Hội đã đi vào hoạt động rất hiệu quả; toàn xã có 3 trường học, gồm trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), Trung học cơ sở, Tiểu học và trường Mầm non.

Alăng A, sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất của vùng rừng núi với đầy sự hy sinh trong thầm lặng của cả cuộc đời với sự nghiệp “trồng người” cho đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đây là vùng sâu, xa của tỉnh Quảng Nam, thế nhưng thầy Alăng A đã hơn 30 năm chịu biết bao gian khó, trực tiếp tận tụy với ngành và đầy trách nhiệm với đồng bào dân tộc vùng cao.

là vùng núi cao, đời sống kinh tế nhân dân còn vô vàn khó khăn, nhưng nhờ có sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước từ huyện đến cơ sở xã nên các hoạt động trên các lĩnh vực từng bước được đổi mới, trong đó sự nghiệp giáo dục từng ngày đang diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đạt chất lượng và hiệu quả năm sau hơn năm trước.

Hội Cựu giáo chức xã Chà Vàl – Zuôich được thành lập đầu tiên tại huyện Nam Giang. Nơi đây địa bàn rộng, đa số hội viên đều là cao tuổi, thường hay đau yếu, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhiều mặt; đa số có số lương rất thấp. Một số cán bộ, hội viên không biết đi xe máy. Kinh phí hoạt động chỉ do hội viên tự nguyện đóng góp. Khi mới thành lập chỉ có 05 hội viên, đến năm 2013 tăng lên 37 hv và hiện nay có 51 hv, trong đó chỉ có 02 giáo viên là nữ. Đặc biệt, toàn Hội có 34 đảng viên, hầu hết kiêm nhiệm công tác tại địa phương, như làm trưởng- phó các ngành trong xã là 12 người, các thôn-bản là 21 người, 31 hv nguyên là Cựu chiến binh, 25 thanh niên xung phong, 26 là hội viên Người cao tuổi, 15 cán bộ phụ trách làm trưởng tộc, gìa làng rất có uy tín.

Hàng năm, Hội đã tổ chức thăm hỏi, tặng hàng chục suất quà tình nghĩa cho các hội viên gặp khó khăn; thăm đau, viếng hương kịp thời cho các cán bộ, hội viên qua đời. Hội đã vận động các hội viên cùng với địa phương chung góp xây dựng một ngôi nhà Gươil truyền thống tại trường PTDTBT cụm xã Chà Vàl-Zuôich nhằm giáo dục truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc Cơ Tu cho các cháu học sinh nhằm gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng đời sống văn hóa với xây dựng nông thôn mới. Hội đã vận động đóng góp quỹ tình nghĩa mỗi năm hàng chục triệu đồng. Riêng đầu năm 2015, hội viên toàn Hội đã góp được 14.185.000 đồng chuẩn bị làm quỹ Hội để sinh hoạt, thăm hỏi hội viên. Vận động các cụm dân cư, ủng hộ từ 5 triệu đến 8 triệu đồng; trong đó biểu dương các thôn có sự ủng hộ tốt như thôn Pà Rum A, thôn A Bát, thôn La Bơ A, La Bơ B, trường PTDTBT, trường THCS, trường Tiểu học và trường Mầm non ủng hộ mỗi đơn vị trên 10 triệu đồng.

Đến nay, con cháu các hội viện đều đến trường học tập 100%, đặc biệt 51 thầy cô là con của hội viên trong toàn hội là giáo viên từ bậc học mầm non đên THCS trong huyện nhà. Đây còn là lực lượng thực hiện nếp sống văn hóa mới có hiệu quả, xóa bỏ dần tập tục lạc hậu xưa cũ, như gã bán con còn nhỏ, cưới hỏi chưa đến tuổi, đòi của; xóa bỏ hoàn toàn thói mê tín, cúng bái, bói toán, ma chay v.v... Năm học 2014-2015, Hội đã huy động 820 học sinh 3 cấp đến lớp, đạt tỷ lệ  100% và ra trường lên lớp đạt tỷ lệ khá giỏi cao hơn năm trước; các cháu đều thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Nhằm duy trì tốt các hoạt động địa phương, nhất là chăm lo sự nghiệp “trồng người”; sắp đến Hội sẽ biên soạn tập sách “Lịch sử sự nghiệp giáo dục xã Chà Vàl” từ 1958 đến 2018” và xây dựng một vườn cây ăn quả với diện tích trên 1.000 mét vuông lấy tên “Vườn cây Cựu giáo chức xã Chà Vàl”.

Được biết, Người Cơ Tu thiết kế nhà Gươl theo hình chiếc nón hay hình mai rùa, đây là kiểu kiến trúc rất đặc trưng của các dân tộc miền núi Nam Trung Bộ, mái nhà Gươl lợp bằng lá nón và được chằm rất tỉ mỉ, độ cao của mái nhà cũng vừa phải trung bình từ 8-10m trong khi đó nhà của các dân tộc Tây Nguyên thường rất cao và dài, mái nhà có hình lưỡi rìu. Người Cơ Tu ở Nam Giang rất chú trọng đến các hoa văn họa tiết và các con vật trang trí. Những con vật được chọn trang trí nhiều nhất là trâu, chim mổ kiến, kì đà và những con thú. Không chỉ vậy. họ còn đưa cả hình ảnh sống động của con người vào trang trí như các thiếu nữ đang múa Tung tung da dá và những chàng trai đi săn. Đối với người Cơ Tu nhà Gươl có vai trò rất lớn trong đời sống của đồng bào, nhà Gươl được xem là nơi tôn nghiêm, là linh hồn của cả làng, vì vậy người Cơ Tu quan niệm nhà Gươl là ngôi nhà chung. Nếu làng chưa có nhà Gươl đồng nghĩa với cả làng chưa có nhà ở. Việc dựng nhà Gươl là một việc hệ trọng của cả làng và dựng xong nhà Gươl cũng là lúc người Cơ Tu tổ chức “Lễ hội ăn mừng nhà Gươl mới”.

Trong cuộc giao lưu của Hội Cựu giáo chức tỉnh Quảng Nam đến với làng dân tộc Cơ Tu, không ai khỏi ngạc nhiên khi được thưởng thức món cơm lam của người Cơ Tu mà bấy lâu nay người kinh nghĩ chỉ ở miền Tây Bắc mới có món ăn dân dã này. Buổi liên hoan, các Cựu giáo chức toàn tỉnh Hội còn thưởng thức các đặc sản khác như bánh sừng trâu, rượu Ta vak, rượu cần v.v... rất khoái khẩu, để lai nhiều ấn tượng đẹp.

Hơn 30 năm qua, từ năm 1947 đến nay, thầy Alăng A đã gắn bó hầu hết các bản xa xôi nhất của 7 xã huyện Nam Giang để mang con chữ đến với học trò vùng cao. Với những gian nan, vất vả và cả những hy sinh, thầy Alăng A làm hiệu trưởng 7 xã vùng cao và đã được các cấp tặng 1 Huân chương quyết thắng hạng nhất, 2 Huân chương kháng chiến hạn 1 và hạng 3; 12 Kỷ niệm chương với thành tích của các ngành, Hội  như: Lực lượng Thanh niên xung phong, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Thế hệ trẻ Việt Nam v.v...

Thầy Alăng A xứng đáng được Đảng, chính quyền địa phương cùng đồng nghiệp và học sinh quí trọng vì có trái tim yêu thương và tràn đầy nhiệt huyết, khó ai làm được.

Bài, ảnh: Nguyễn Huy Hoàng




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.189 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.