TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Xây dựng Dòng họ học tập góp phần xây dựng xã hội học tập
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 03.2024
Xây dựng Dòng họ học tập góp phần xây dựng xã hội học tập
07.2015

Xem hình
Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong dòng họ xây dựng "Dòng họ học tập góp phần xây dựng xã hội học tập".

Những quan niệm về dòng họ nói chung và dòng họ hiếu học, dòng họ học tập nói riêng

Ở Việt Nam có dòng họ "Đồng tông" mang tính huyết thống và dòng họ "Đồng tộc" là sự kết nối những người cùng dòng họ và các dòng họ "Đồng tông" để hướng về cội nguồn.

Đã có nhiều dòng họ kết nối được trong phạm vi toàn quốc như họ Trần Việt Nam, họ Đặng Việt Nam, họ Vũ Việt Nam, họ Dương Việt Nam…Dù là dòng họ mang tính huyết thống hay dòng họ được kết nối trong phạm vi toàn tỉnh, toàn quốc đều có chung một mục đích là chấp nối phả tộc, hướng về cội nguồn, thờ phụng tổ tiên và phát huy truyền thống quý báu của dòng họ, như truyền thống yêu nước, cách mạng, hiếu học và khoa bảng…trong đó truyền thống hiếu học và khoa bảng là lâu đời nhất và nổi trội hơn ở rất nhiều dòng họ. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có những dòng họ nhờ có học mà thành danh. Ở Thái Bình có những dòng họ rất nổi tiếng như dòng họ Nguyễn Mậu Kiến xã Vũ Trung Kiến Xương nổi tiếng về yêu nước và hiếu học. Họ Đỗ xã An Bài Quỳnh Phụ nổi tiếng về khoa bảng 5 đời liên tiếp có 7 đại khoa. Họ Quách ở xã Thái phúc Thái Thụy, anh đỗ Thám Hoa, em đỗ Hoàng Giáp. Họ Tô xã Đông Hoàng Đông Hưng, hiện có phong trào khuyến học rất sớm, có nhiều người thành đạt trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh…

Khuyến học dòng họ đã khơi dậy được truyền thống hiếu học từ nhiều đời lấy tính huyết thống để giáo dục, phát huy truyền thống hiếu học và khoa bảng của dòng họ, nhằm tôn vinh dòng họ của mình (Danh gia vọng tộc) nên đạt hiệu quả cao. Dòng họ nào cũng coi trọng sự học, cũng mong muốn con cháu được học hành và có nhiều người thành đạt, nên dễ tạo được sự đồng thuận cao của các thành viên trong dòng họ, đặc biệt là việc vận động xây dựng quỹ khuyến học dòng họ thuận hơn các chi hội khuyến học. Khi dòng họ có phong trào khuyến học, khuyến tài thì việc phát động phong trào học tập suốt đời, xây dựng XHHT có nhiều thuận lợi hơn. Các gia đình Việt Nam đều gắn với một dòng họ huyết thống, các thôn làng Việt Nam được hình thành từ các dòng họ. Phong trào khuyến học dòng họ phát triển mạnh, có nhiều dòng họ đạt "Dòng họ hiếu học", "Dòng họ học tập" thì sẽ có nhiều cộng đồng khuyến học, cộng đồng học tập, sẽ đẩy nhanh tiến trình xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

Thực trạng phong trào khuyến học dòng họ và nội dung hoạt động khuyến học của các Dòng họ hiếu học ở Thái Bình

Theo số liệu điều tra chưa thật đầy đủ, toàn tỉnh có khoảng 6500 dòng họ. Dòng họ lớn có hàng trăm gia đình, dòng họ nhỏ vài ba chục gia đình, có dòng họ 100% theo đạo Thiên chúa giáo, trong đó có 5000 dòng họ có Ban khuyến học, có đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu "Dòng họ hiếu học", bằng 77% số dòng họ và số dòng họ được công nhận "Dòng họ hiếu học" là 3800, bằng 58.8% số dòng họ (Số liệu năm 2014).

Năm 2003 Trung ương Hội khuyến học Việt Nam phát động phong trào xây dựng Gia đình hiếu học trong cả nước, hội khuyến học Thái Bình đã hưởng ứng và phát động cả phong trào xây dựng "Dòng họ khuyến học" sau này đổi thành "Dòng họ hiếu học", đồng thời ban hành 5 tiêu chuẩn "Dòng họ khuyến học" của Thái Bình. Huyện Đông Hưng là huyện có phong trào khuyến học dòng họ phát triển sớm và mạnh nhất, họ Đặng xã Đông Xuân là dòng họ đầu tiên đạt "Dòng họ khuyến học" của Tỉnh. UBND huyện Đông Hưng có văn bản chỉ đạo về phong trào " Dòng họ khuyến học". Ngay từ năm 2009 huyện Đông Hưng đã có nhiều dòng họ khuyến học tiêu biểu như: Họ Trần xã Chương Dương, họ Nguyễn Văn xã Mê Linh, họ Đặng xã Đông Hà, họ Vũ Tiến xã Đông Xuân, họ Phạm xã Đông Lĩnh, họ Bùi Thọ xã Đông Sơn, họ Nguyễn Phú xã Minh Tân, họ Nguyễn Văn xã Đông Tân…Sau Đông Hưng là huyện Kiến Xương năm 2009 đã có 17 "Dòng họ khuyến học". Phong trào khuyến học dòng họ trong toàn tỉnh phát triển nhanh, mạnh. Đại hội biểu dương gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học tỉnh Thái Bình lần thứ nhất năm 2005 toàn tỉnh mới có 1186 dòng họ hiếu học, thì đến Đại hội thi đua khuyến học lần thứ II năm 2009 đã có 2317 dòng họ hiếu học (tăng 2 lần), bằng 38% số dòng họ và đến năm 2014 đã có 3795 dòng họ hiếu học (tăng trên 3 lần) và bằng 58.8% số dòng họ trong toàn tỉnh (Vượt chỉ tiêu Đại hội khuyến học nhiệm kỳ III của tỉnh 8.8%).

Các dòng họ hiếu học của Thái Bình đều có Ban khuyến học, có quy ước về khuyến học, khuyến tài có chương trình hoạt động trong năm, có chỉ tiêu phấn đấu. Nhiều dòng họ đã bổ sung vào phả tộc nhưng điều khuyến học, khuyến tài, đã tận dụng nhà thờ từ đường, ngày giỗ tổ, ngày Thanh Minh, ngày Tết Nguyên đán để giáo dục truyền thống hiếu học,khoa bảng và tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài hàng năm. Họ Đặng Thái Bình, họ Đặng xã Đông Xuân còn có "Sớ khuyến học" khấn tổ tiên và giáo dục con cháu trong dòng họ. Các dòng họ đều có cách xây dựng quỹ khuyến học bằng sự đóng góp của các gia đình và vận động con em đã thành đạt ở xa quê ủng hộ quỹ. Nhiều dòng họ có quỹ lớn hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Một số dòng họ tiêu biểu, ngoài việc hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, khen thưởng học sinh, sinh viên có thành tích trong học tập, còn tổ chức tôn vinh những con em thành đạt tiêu biểu như hình thức "Vinh quy bái tổ". Khoảng 50% số dòng họ hiếu học đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng gia đình hiếu học và vận động người lớn trong dòng họ tham gia học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn: Phong trào xây dựng dòng họ hiếu học của Thái Bình những năm qua đã xuất hiện nhiều dòng họ hiếu học rất tiêu biểu như: Họ Đặng, Họ Dương, họ Đỗ, họ Trần Thái Bình, họ Trần xã An Lễ, xã Bình Nguyên, xã Thái Giang, họ Hoàng Sỹ, họ Nguyễn Khắc (Hưng Hà), họ Lại, họ Quách (Đông Hưng), họ Vũ Khắc, Trịnh Công (Quỳnh Phụ), họ Giáo Cam Châu, họ Lê Đình (Thái Thụy), họ Nguyễn Công, Vũ Đại Tôn (Kiến Xương), họ Đỗ Cả, họ Phạm (Vũ Thư), họ Đặng, họ Ngô (Tiền Hải), họ Nguyễn Trung, họ Giáo Lạc Đạo (Thành phố)…

Tuy vậy phong trào xây dựng dòng họ hiếu học cũng còn bộc lộ một số yếu kém và hạn chế. Đó là: Còn khoảng 50% số dòng họ hiếu học hoạt động khuyến học hạn chế ở việc xây dựng quỹ khuyến học và tổ chức tuyên dương khen thưởng học sinh, sinh viên có thành tích trong học tập, chưa mở rộng ra các hoạt động khác như phong trào xây dựng Gia đình hiếu học, Cộng đồng khuyến học, tham gia học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng, tôn vinh những con em thành đạt…Phong trào học tập trong dòng họ chủ yếu mới tập trung chăm lo việc học tập của học sinh, sinh viên, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời, do đó KH dòng họ còn mang tính thời vụ.

Những khó khăn, vướng mắc của việc xây dựng "Dòng họ học tập" hiện nay là vấn đề nhận thức về học tập suốt đời và XHHT, việc tổ chức cho các thành viên là người lớn trong dòng họ học tập và cách tổ chức, chỉ đạo khuyến học dòng họ.

Những giải pháp chủ yếu

1. Giáo dục và phát huy truyền thống hiếu học và khoa bảng cho các thành viên trong dòng họ để khuyến khích các thành viên trong dòng họ (kể cả trẻ em và người lớn) tham gia học tập thường xuyên, học tập suốt đời, phấn đấu đạt danh hiệu "Dòng họ học tập" theo Đề án 281 của Chính phủ.

2. Tuyên truyền, tập huấn cho các dòng họ về mục đích, nội dung phương thức học tập suốt đời nhằm góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở. Hướng dẫn tới các thành viên trong dòng họ tiêu chí về "Gia đình học tập" và " Dòng họ học tập" để có ý thức phấn đấu.

3. Củng cố, kiện toàn Ban khuyến học dòng họ: Xác định rõ dòng họ thuộc đơn vị làng, xã có cùng một từ đường làm đơn vị dòng họ. Dòng họ chỉ thành lập Ban khuyến học trực thuộc chi hội khuyến học thôn hoặc Hội khuyến học xã tùy theo phạm vi và quy mô của dòng họ. Ban khuyến học dòng họ có cơ cấu từ 5- 7 người (tùy theo dòng họ lớn hay nhỏ), có "5T" (trí tuệ, tâm huyết, tín nhiệm, thực tiễn, thời gian), có phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người như: Theo dõi việc học tập của trẻ em, học tập của người lớn, phong trào xây dựng "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", quỹ khuyến học dòng họ…

4. Tổ chức điều tra tình hình học tập của trẻ em, của người lớn trong dòng họ, những con em thành đạt trên các lĩnh vực, để có chương trình, kế hoạch hoạt động khuyến học của dòng họ toàn diện, chủ động, tích cực, cụ thể.

5. Xây dựng và phát triển quỹ khuyến học dòng họ để đáp ứng yêu cầu của việc học tập suốt đời và xây dựng "Dòng họ học tập" trong những năm tới.

6. Tận dụng nhà thờ, từ đường, các ngày Giỗ Tổ, Thanh Minh, ngày Tết để giáo dục truyền thống hiếu học và khoa bảng, để tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng họ.

Thực hiện quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các dòng họ cần tích cực hưởng ứng và đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời, xây dựng dòng họ của mình thành "Dòng họ học tập", góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở. Học suốt đời là nét đẹp văn hóa mới trong các gia đình, dòng họ Việt Nam đầu thế kỷ XXI, trên con đường tiến tới dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng văn minh.

Đặng Văn Cao




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.192 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.