TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập
02.2015

Xem hình
GS.TS. Phạm Tất Dong
Ngày 20/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 281/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và trực tiếp giao cho Hội Khuyến học Việt Nam chủ trì Đề án này (gọi tắt là Đề án 281).

Tiếp nhận trọng trách do Thủ tướng Chính phủ giao, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã xác định có 4 nhiệm vụ (hoặc 4 mục tiêu) phải hoàn thành trong giai đoạn 2014 – 2020 là:
 
1. Hướng dẫn toàn Hội tổ chức nghiên cứu quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ đối với cuộc vận động xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020 theo Quyết định số 89/QĐ-TTg để có sự nhận thức đúng đắn về những nhiệm vụ cụ thể của Hội đã được quy định trong Đề án 281;
 
2. Tổ chức nghiên cứu xây dựng các Bộ chỉ số đánh giá các mô hình học tập (gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng thôn/bản, phum/sóc, tổ dân phố học tập), phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Bộ chỉ số đánh giá Đơn vị học tập cấp xã.

3. Hướng dẫn các Hội Khuyến học của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước học tập quán triệt nội dung các Bộ chỉ số đánh giá các mô hình học tập, chọn địa bàn thí điểm các mô hình này và tổng kết thí điểm vào cuối năm 2015.

4. Hướng dẫn các Hội Khuyến học địa phương khảo sát hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng để chuẩn bị phương án củng cố và phát triển các loại hình Trung tâm vào giai đoạn 2016 – 2020.

Cả 4 nhiệm vụ trên sẽ kết thúc vào cuối năm 2015. Từ năm 2016 đến năm 2020, Hội Khuyến học sẽ bước sang giai đoạn thực thi những nhiệm vụ cụ thể của Đề án 281 dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, mà nói chính xác hơn là của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo.
Xây dựng các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập và cộng đồng học tập là một nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học. Nhưng đi vào thực hiện nhiệm vụ mới này lại không có gì lạ với cán bộ, hội viên bởi phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học đã được Hội tiến hành từ hơn 10 năm về trước và đã qua 3 kỳ Đại hội biểu dương các gia đình, dòng họ và cộng đồng xuất sắc trong phong trào này. Đây là điều kiện quan trọng làm nền tảng cho phong trào xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập và cộng đồng học tập.

Cái mới ở đây là chuyển từ các chỉ số xây dựng các mô hình hiếu học, khuyến học sang các chỉ số xây dựng các mô hình học tập. Về thực chất, chuyển đổi mô hình là một công việc mang tính chất nâng cao chất lượng của các mô hình để đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập giai đoạn hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2016 – 2020.

Qua 2 hình dưới đây, ta có thể thấy được sự khác nhau của 2 loại mô hình nói trên.



Mục đích cuối cùng của phong trào khuyến học là xây dựng được một xã hội mà trong đó, mọi người, mọi nhà, mọi cộng đồng người, mọi cơ sở sản xuất – kinh doanh, mọi cơ quan hành chính sự nghiệp… trên địa bàn dân cư đều tham gia học tập và đều tạo cơ hội và điều kiện để mọi người đều học tập.
 
Thông qua phong trào khuyến học, nhiều cá nhân, nhiều gia đình, nhiều dòng họ, nhiều thôn bản, nhiều đơn vị bộ đội, nhiều nhà chùa và xứ đạo đã có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động học tập thường xuyên và đã đạt các danh hiệu gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học.

Tính đến cuối năm 2014, cả nước đã vinh danh và khen thưởng khoảng 5,5 triệu gia đình hiếu học, 50,7 ngàn dòng họ hiếu học và 33,7 ngàn cộng đồng khuyến học.

Theo Quyết định 281/QĐ – TTg, Hội Khuyến học Việt Nam có nhiệm vụ đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng theo 3 quan điểm chỉ đạo của Chính phủ sau:

- Mọi người dân phải học tập suốt đời để trở thành những người lao động có nghề, có năng suất lao động cao, đẩy mạnh sản xuất để nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

- Mọi người dân, mọi gia đình, mọi tổ chức xã hội đều có trách nhiệm tạo điều kiện để trong cộng đồng dân cư đều tham gia học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Mọi người đều phải góp sức xây dựng một hệ thống giáo dục, trong đó có sự gắn kết giáo dục ban đầu với giáo dục tiếp tục, giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy, giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Mô hình tổ chức phong trào học tập suốt đời có thể biểu diễn như sau:



Như vậy là, sự vận động của mô hình này sẽ hướng việc học tập suốt đời vào mục đích phát triển và phát huy năng lực sáng tạo của con người vào sự phát triển bền vững của xã hội để ai cũng ấm no, hạnh phúc.

Xây dựng xã hội học tập là xu thế chung của thời đại. Ngày càng có nhiều quốc gia xây dựng chiến lược phát triển giáo dục theo hướng hình thành một hệ thống các thiết chế giáo dục và văn hóa có chức năng giáo dục suốt đời cho công dân. Mặt khác, họ xây dựng những Bộ Luật để tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức học tập thường xuyên cho người dân. Tuy nhiên, do hoàn cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau mà chủ trương xây dựng xã hội học tập của các quốc gia khác nhau. Tại các quốc gia có nền kinh tế công nghiệp phát triển, đang trong quá trình chuyển sang kinh tế tri thức và đang ở giai đoạn có tốc độ đô thị hóa nhanh thì chủ trương xây dựng xã hội học tập được bắt đầu từ việc phát triển các thành phố học tập.

Ở Việt Nam, sự nghiệp xây dựng xã hội học tập lại theo hướng phát triển các mô hình học tập từ cơ sở: trên cơ sở hình thành những thôn bản, tổ dân phố, khóm ấp học tập mà xây dựng xã/phường/thị trấn học tập; có các xã/phường/thị trấn học tập thì mới xây dựng các quận/huyện/thị xã học tập; có các đơn vị hành chính cấp huyện học tập thì mới tổ chức và phát triển các tỉnh/thành phố học tập. Tuy vậy, đứng trước tình hình xây dựng các thành phố học tập của thế giới, Việt Nam cũng phải tính đến việc hội nhập vào mạng lưới các quốc gia xây dựng thành phố học tập mà UNESCO là tổ chức theo dõi, tạo điều kiện cho mạng lưới này.

Hiện nay, nhiều quốc gia đang tích cực xây dựng các thành phố học tập như Pháp, Anh, Thụy Điển, Australia, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc… Đã có hơn 1000 thành phố trên thế giới được công nhận đạt tiêu chí Thành phố học tập. Trong khi đó, ngày 12/12/2014, ở Việt Nam mới công bố các tiêu chí của đơn vị học tập cấp xã qua Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Song, cho dù chủ trương xây dựng xã hội học tập ở các quốc gia có khác nhau như thế nào thì cũng có một vấn đề chung phải giải quyết. Đó là phải xây dựng được những con người thực hiện được việc học tập suốt đời. Người ta gọi con người đó là công dân học tập với tư cách là thành viên của xã hội học tập. Hiện chưa có định nghĩa chung về công dân học tập. Tùy thuộc vào yêu cầu xây dựng và phát triển xã hội học tập cùng những đòi hỏi về phẩm chất, năng lực của con người trong xã hội mà người ta định ra mô hình tổng quát về công dân học tập của từng quốc gia. Ví dụ, Singapore là quốc gia – thành phố, không có tài nguyên thiên nhiên. Để trở thành một đất nước hiện đại và giàu có, họ phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi người dân trên thị trường quốc tế. Singapore chủ trương xây dựng “Những trường học tư duy, một quốc gia học tập” để thực hiện con người với những phẩm chất sau:

- Tư duy sáng tạo;
- Học tập độc lập;
- Thành thạo công nghệ thông tin;
- Tự tin;
- Đầu óc kinh doanh toàn cầu;
- Hứng thú học tập vì ngày mai;
- Quan tâm và có trách nhiệm với cộng đồng;
- Đóng góp nhiều cho xã hội.

Trong khi đó, công dân học tập ở Canada lại phải có các phẩm chất sau:

- Tư duy phản biện;
- Năng lực sáng tạo, đổi mới;
- Tinh thần lập nghiệp;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin;
- Lối sống văn hóa;
- Tính cách công dân toàn cầu;
- Tinh thần hợp tác;
- Đạo đức công dân.

Ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu nào về những phẩm chất công dân học tập và Nhà nước cũng chưa có chủ trương xây dụng mô hình nhân cách công dân toàn cầu, nhưng căn cứ vào yêu cầu đặt ra của Quyết định 89/QĐ-TTg và những văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, ta có thể hiểu được một số phẩm chất của công dân học tập ở Việt Nam theo mô hình giả định dưới đây:



Sau khi nhận được các bản dự thảo về 3 Bộ chỉ số đánh giá gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng (thôn/bản, phum/sóc, tổ dân phố) học tập từ Ban Điều hành Đề án 281 của Trung ương Hội gửi tới các tỉnh, thành Hội đã tổ chức nghiên cứu, góp ý và lên kế hoạch thử nghiệm các mô hình học tập theo các Bộ chỉ số này.

Bắt đầu từ tháng 8/2014, các Hội địa phương đã chọn địa bàn quận/huyện/thị xã và xã/phường/thị trấn để tổ chức thử nghiệm. Theo báo cáo của 55 Hội địa phương thì đến cuối tháng 11/2014, tình hình tổ chức thử nghiệm như sau:

- Số huyện, quận tham gia thử nghiệm:      217
- Số xã, phường tham gia thử nghiệm  :      986
- Số gia đình tham gia thử nghiệm       : 41.592
- Số dòng họ tham gia thử nghiệm       :   3.174
- Số cộng đồng tham gia thử nghiệm   :    3.37

Cùng với việc thử nghiệm các mô hình học tập, khảo sát thực trạng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng cũng là vấn đề phải quan tâm. Không có Trung tâm học tập cộng đồng thì công dân trên địa bàn xã/phường/thị trấn sẽ bị hạn chế về cơ hội học tập. Song, có Trung tâm mà trung tâm lại hoạt động kém hoặc không hoạt động thì việc học tập của người dân cũng không mang lại hiệu quả tốt đẹp nào. Do vậy, việc tổ chức thử nghiệm các mô hình học tập phải được tiến hành cùng với việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.
 
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi việc phổ cập giáo dục trung học cho thế hệ trẻ được hoàn thành và khi trình độ học vấn được nâng lên nhanh chóng thì sẽ có không ít Trung tâm học tập cộng đồng chuyển thành trường học cộng đồng (ở Nhật Bản, đã có tới 150 KOMINKAN trở thành các trường Đại  học cộng đồng).

Ngày 12/12/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT về ban hành Bộ Chỉ số đánh giá cộng đồng học tập cấp xã. Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/1/2015. Tuy nhiên, để đánh giá công nhận xã học tập, phường học tập, thị trấn học tập thì phải có kết quả đánh giá về gia đình học tập cũng như về hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng. Vì vậy, chỉ khi những thử nghiệm về mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập được khép lại thì mới có cơ sở đánh giá và lựa chọn công nhận các cộng đồng cấp xã đạt chỉ số học tập.
Vào đầu quý III/2015, Ban Điều hành Đề án 281 của Trung ương Hội sẽ tổng kết đợt thử nghiệm các mô hình học tập, trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện các Bộ chỉ số đánh giá gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập. Sự thành công của đợt thử nghiệm này phụ thuộc phần lớn vaò sự tham gia chỉ đạo, quản lý kế hoạch thử nghiệm trên các địa bàn dân cư của các Hội Khuyến học địa phương.
Sang năm 2016, Thủ tướng Chính phủ sẽ cho ban hành Bộ chỉ số chính thức về đánh giá gia đình học tập, dòng họ học tập và cộng đồng học tập.

GS.TS. PHẠM TẤT DONG
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký
Hội Khuyến học Việt Nam




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.224 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.