TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Một giải pháp sư phạm cho đổi mới GD&ĐT
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 03.2024
Một giải pháp sư phạm cho đổi mới GD&ĐT
09.2014

Xem hình
Học sinh trường Tiểu học Tả Thanh Oai tặng quà cho bà Dagmar G.Woehrl, Chủ tịch Ủy Ban PT&HTKT Đức
Thế giới ở thế kỷ 21 thách thức và buộc việc học tập phải đổi mới không ngừng. Môi trường làm việc trở nên phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng tư duy bậc cao hơn, cộng đồng được kết nối tốt hơn thông qua công nghệ và truyền thông.

Do vậy, các cá nhân phải có khả năng phát triển kỹ năng riêng của bản thân để theo kịp với môi trường trong xu thế toàn cầu hóa. GD phải thay đổi để HS được làm chủ và các em tự quản lý quá trình học tập của bản thân là mục tiêu quan trọng nhất của sự nghiệp đổi mới GD. Mô hình VNEN đáp ứng các yêu cầu đó.

Trước đòi hỏi của thời đại, GD phải coi trọng, chuyển biến vị trí của người học từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức, nâng cao hiệu quả học tập. GD phải coi trọng tính sáng tạo, tính độc lập, tính tích cực là những điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách của người học.

Cùng với giáo viên, gia đình và cộng đồng, HS cũng là một chủ thể, là nhân vật trung tâm trong quá trình giảng dạy, hay chính xác hơn, lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong các hoạt động sư phạm ở nhà trường. Đây là quan điểm, là tư tưởng của mọi nền giáo dục hiện đại và tiên tiến trên thế giới.

Khi coi hoạt động học của HS có vai trò trung tâm trong quá trình dạy, chúng ta không nên hiểu bó hẹp đó chỉ là một phương pháp dạy học cụ thể mà nó phải được coi là chiến lược, tư tưởng, hòn đá tảng, kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chi phối cả chương trình, sách giáo khoa GD phổ thông.

Nghĩa là nó chi phối mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp đánh giá, cách thức tổ chức dạy học và các phương tiện, kỹ thuật dạy học khác nhau. Nó nhấn mạnh tính hoạt động tích cực của người học và tính nhân văn của giáo dục.

Nó phù hợp với đặc tính ưa hoạt động của trẻ em. Người học, học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của chính mình, để chiếm lĩnh kiến thức, hình thành năng lực và những phẩm chất của người lao động.

Nhìn chung, dạy học theo tư tưởng đổi mới (mô hình VNEN), thường có một số đặc trưng cơ bản sau:

1- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của HS. Tổ chức các hoạt động học tập của HS cần phải trở thành trung tâm của quá trình GD.

2- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Đây là những phẩm chất và điều kiện tốt nhất để có thể duy trì thói quen học tập thường xuyên và học tập suốt đời.

3- Tăng cường việc học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác và học nhóm. HS là chủ thể của quá trình học, tự mình chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Tạo ra môi trường học tập tương tác, thầy - trò, trò - trò vì thế nó có tác dụng rất tốt để phát huy năng lực của mỗi cá nhân HS.

4- Dạy và học chú trọng tới sự quan tâm và hứng thú của HS, nhu cầu và lợi ích của xã hội. Dạy HS trên những gì các em đã có; tạo hứng thú, óc tò mò, sáng tạo. HS phải biết cách làm việc độc lập, sáng tạo, biết tổ chức công việc để giải quyết các đòi hỏi của xã hội và nhu cầu đa dạng, phức tạp của công việc sau này.

5- Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi, học qua trải nghiệm. Giáo viên hướng dẫn mang tính định hướng mà không có ý áp đặt trong quá trình học của HS.

6- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò, của gia đình, cộng đồng. Ngoài đánh giá kết quả học (đánh giá kết thúc) rất coi trọng đánh giá bằng nhận xét qua quá trình học của HS (đánh giá theo tiến trình, đánh giá theo từng phần).

Kế hoạch triển khai Mô hình VNEN đã được chỉ đạo thống nhất từ Bộ GD&ĐT tới các địa phương. Mỗi Sở GD&ĐT đều thành lập Ban chỉ đạo triển khai Mô hình VNEN, do Giám đốc Sở làm Trưởng ban. Năm học 2011 - 2012, triển khai thí điểm tại 6 tỉnh thuộc các vùng miền khác nhau, cho lớp 2; năm học 2012 - 2013, triển khai thí điểm mở rộng tại 63 tỉnh, TP trong toàn quốc, cho các lớp 2, lớp 3; năm học 2013 - 2014, triển khai thí điểm mở rộng tại 63 tỉnh, TP trong toàn quốc, cho các lớp 2, lớp 3 và lớp 4; năm học 2014 - 2015, triển khai thí điểm mở rộng tại 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc, cho các lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5.

Riêng lớp 1 triển khai các phương án tăng cường Tiếng Việt, nhằm chuẩn bị các em vào lớp 2 có đủ điều kiện và sẵn sàng học theo tài liệu hướng dẫn học của mô hình có hiệu quả.

Mô hình triển khai theo đơn vị trường học với 100% giáo viên và HS cùng tham gia. Quan tâm đổi mới đầy đủ các mặt về sư phạm, như phương pháp dạy – học theo hướng hiện đại; đa dạng hình thức tổ chức lớp học; phát triển mới tài liệu học tập; xây dựng không gian lớp học thân thiện; quy định đánh giá quá trình học của HS; quy định đánh giá giờ dạy của giáo viên; xây dựng tài liệu hỗ trợ cho gia đình và cộng đồng; xây dựng chiến lược tập huấn và bồi dưỡng giáo viên và chiến lược truyền thông, phổ biến, trao đổi kết quả hoạt động của mô hình.

Với kế hoạch triển khai như trên, cơ bản đã phù hợp với các nguyên tắc tiếp cận đặt ra cho mô hình, vì thế tuy mới 2 năm triển khai nhưng đã thu hút hàng trăm trường ở nhiều tỉnh, thành phố tự nguyện tham gia áp dụng và nhân rộng Mô hình VNEN.

Theo Giáo dục và Thời đại




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.171 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.