TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Hoạt động khuyến học | Lễ Tổng kết và trao giải Hội diễn Văn nghệ học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ 2 - 2014
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Hoạt động khuyến học 03.2024
Lễ Tổng kết và trao giải Hội diễn Văn nghệ học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ 2 - 2014
08.2014

Xem hình
Tối 28/8/2014, Lễ tổng kết và trao giải Hội diễn Văn nghệ học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ 2 – 2014 (từ 26 – 28/8/2014) với Chủ đề “Nghị lực và Tình thương” đã diễn ra tại Nhà Hát Quân đội, thành phố Hà Nội.

Tới dự có Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký  và các Phó Chủ tịch, các Trưởng, Phó Ban của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; Giám đốc Quĩ bảo trợ trẻ em Việt Nam; Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa –Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội; Hội Người mù Việt Nam…cùng đông đảo phóng viên các báo, đài phát thanh, Truyền hình và khán giả Thủ đô.

  
Tiết mục múa đôi Tự nguyện của Trường hữu nghị Bà Rịa - Vũng Tàu


Múa Làng Sen nhớ Bác của Trung tâm dạy nghề người khuyết tật Nghệ An


Dàn nhạc dân tộc hòa tấu đến từ Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

Theo GS Phạm Tất Dong, Trưởng Ban tổ chức hội diễn: qua 4 buổi biểu diễn, Ban Giám khảo và Ban Tổ chức đã chọn được 21 tiết mục đạt Huy chương Vàng, 30 tiết mục giành Huy chương Bạc và 33 tiết mục được giải khuyến khích. Đó là kết quả thật phấn khởi , thật tự hào.


Ban tổ chức chương trình trao giải cho các em học sinh

Hội diễn nghệ thuật của các em học sinh khuyết tật đã nói lên tính ưu việt của nền giáo dục Việt Nam nói chung và của lĩnh vực giáo dục đặc biệt nói riêng. Các em học sinh các dạng tật như khiếm thính, khiếm thị, tật vận động, tật ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ và có cả chứng tự kỷ, đều được học chữ, học nghề, được rèn luyện sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, đồng thời còn phát huy tiềm năng và năng khiếu nghệ thuật có sẵn trong các em. 


Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải cho các đoàn có thành tích xuât sắc tại Hội diễn

Tại buổi lễ, các tiết mục xuất sắc được các em học sinh khuyết tất các trường và các Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật biểu diễn đã cho người xem có cảm tưởng các em biểu diễn rất chuyên nghiệp, trong sáng, gây nhiều xúc động.


GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký TW Hội KHVN trao bằng khen tới các nhà tài trợ chương trình

Lương Thanh



Tổng kết Hội diễn của Ban Giám khảo

Ths. NSƯT Như Bình

Được sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Bộ Lao động Thương binh xã hội,Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức phát động tuyển chọn sau gần 3 tháng để đưa về 280 học sinh của 25 đoàn với 84 tiết mục phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức, sắc màu như: Ca cổ, ca trù, xẩm chợ, đơn ca, song ca, tam ca, tứ ca, tốp ca, và đồng ca. Ngoài ra còn có Độc tấu vọng cổ, độc tấu sáo trúc, tiêu thổi dọc, thời trang nhí, thời trang môi trường, thậm chí có cả kịch câm, múa dân tộc, múa sinh hoạt, múa hiện đại, múa Flahdomos, múa Ấn Độ, ca cảnh múa, khẩu thuật…. muôn hoa, muôn sắc tạo nên sân chơi lành mạnh đua tài, nhằm khơi thác, đánh thức năng khiếu, tài năng của các em khuyết tật có khả năng đóp góp cho đời mình những niềm vui, khát vọng gắng vượt qua mọi khó khăn để các em trở thành những nghệ sĩ không chuyên, biết đàn, biết hát, biết múa, biết thể hiện tình yêu nghệ thật ngợi ca cuộc sống tưới đẹp, ở đó không ít những tiết mục đậm đà màu sắc dân tộc và có hơi thở thời đại. 

Cao hơn nữa, những tiết mục ở Hội diễn lần này đầy tính nhân văn, các em bày tỏ lòng tri ân với Đảng và nhà nước, biết ơn các thầy cô nuôi dưỡng, rèn luyện để các em trở nên những người có ích cho xã hội, cho cộng đồng. 

Một trong những mảng đề tài nổi cộm lên ở Hội diễn lần này chính là những tiết mục ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi truyền thống đấu tranh bất khuất, hào khí con cháu Vua Hùng như: 

- Hào khí Quang Trung của đoàn Bình Định 

- Ca ngợi chị Võ Thị Sáu của đoàn Bà Rịa Vũng Tàu 

- Ca cảnh: Biết ơn chị Võ Thị Sáu của Trường Hữu nghị Bà Rịa Vũng Tàu. 

- Trên đất Hùng Vương hôm nay của Trung tâm nuôi dạy trẻ khiếm thị Tây Ninh 

- Con Rồng cháu Tiên của Tây Ninh 

- Lời Bác dặn trước lúc đi xa của Trung tâm dậy nghê từ thiện Quỳnh Hoa. 

- Bên tượng đài Bác Hồ - Bà Rịa Vũng Tàu 

- Lời Bác vang mãi trong tim em của Kiên Giang 

Đặc biệt đề tài nóng bỏng về biển đảo quê hương được các em thể hiện khá rõ nét về tinh thần ý trí, triệu người như một đồng lòng quyết tâm giữ vẹn toàn bờ cõi thiêng liêng qua các tiết mục đầy xúc cảm như: 

- Hoàng Sa, Trường Sa thiêng liêng Tổ quốc ta (Trung tâm dạy trẻ khiếm thị Tây Ninh) 

- Hát về Hoàng Sa, Trường Sa ( Trường hữu Nghị Bà Rịa Vũng Tàu) 

- Nơi Đảo xa của Trung tâm dạy nghề khuyết tật Vinh Nghệ An 

- Nơi Đảo xa của Trung tâm hướng nghiệp trẻ thiệt thòi 

- Tổ quốc gọi tên mình của Đoàn nghệ thuật nhân đạo Thăng Long 

- Múa Nơi đảo xa của Trường PTCS Xã Đàn 

- Chạy bản đồ Việt Nam của Hoa Lư, Ninh Bình 

Đây là các khúc tráng ca thể hiện ý chí tinh thần nghị lực và lời thề quyết tâm bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. 

Một trong những đề tài cũng được các em thể hiện khá đậm nét, đó là lòng biết ơn thầy cô, cha mẹ, xã hội cho chúng em: 

Tuy không còn đôi mắt 

Nhưng có một trái tim 

Trái tim không tật nguyền 

Trái tim biết yêu thương 

Trái tim tràn đầy sự sống 

Như đơn ca nam: 

- Lòng mẹ biển cả của Minh Trí — Tây Ninh 

- Nhớ mong thầy cô của Ngô Thị Phương — Từ thiện Quỳnh Hoa 

- Mỗi trải tim một tấm lòng của Tư Thục, Minh Tâm 

- Cảm ơn đôi mắt ân tình — Trường hữu nghị Bà Rịa Vũng Tàu. 

Đặc biệt nổi lên gây xúc động lòng người chính là bài “Dấu chấm hỏi” của tác giả Thế Hiển - Trường Khuyết tật Kiên Giang trình bày, qua hình tượng múa minh họa ở đó có em thì đi móc bọc (nhặt rác), em đi lang thang ngủ ngoài hè phố qua đêm bị mưa gió phũ phàng rét buốt, em chỉ cầu mong nhìn thấy mẹ cha, cũng có em phải nhặt từng hạt cơm rơi, mẩu bánh vụn bên hè phố để qua cơn đói... 

Sao em lang thang hoài 

Em có lỗi lầm gì 

Mà em phải lạc loài cô đơn 

Như dấu chấm hỏi, 

Hỏi giữa cuộc đời 

Cha là ai ? 

Mẹ là ai ?

Đang ở đâu 

Biết bao giờ tìm thấy mẹ cha ? 

Cùng với bài “Dấu chấm hỏi”, ta còn gặp bài song ca: Mặt trời màu đencủa Anh Tuấn biểu diễn - Công Trường Phước Thọ. 

Em mong sao thấy ánh mặt trời 

Và em cũng mong một lần nhìn thấy mẹ của mình 

Bình minh tỏa sáng trong mắt em 

Sự khát khao cháy bỏng đến khắc khoải mong chờ hoài 

Đã vang lên tinh thần nhân ái 

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Lá lành đùm lá rách 

Chúng ta cũng hoan nghênh chào đón màn Hòa tấu dàn nhạc dân tộc. Đặc biệt màn kết thúc có cả Ca - Múa tạo nên sắc màu rực rỡ làm sống động màn hòa tấu của Trường Nguyễn Đình Chiểu. 

Nó không chỉ có tính quy mô về những cây đàn Thập Lục, Tam Thập Lục, Nhị - Sáo, Trống, Đàn Bầu, Đàn Nguyệt, Đàn Tứ và Ozgan, từ năng khiếu để rèn luyện tinh tế thể hiện bản nhạc vang lên khúc hát tự hào tràn ngập niềm tin yêu và kiêu hãnh của học sinh khuyết tật có được mái trường xã hội chủ nghĩa chăm lo, các em tạo nên nguồn hạnh phúc trong vòng tay ân ái yêu thương có tính chuyên nghiệp. Nghệ thuật thực sự là những pho tượng kỳ ảo di động tạo dấu ấn trong hội diễn nó chinh phục cảm tình yêu quý của khán giả như : Từ Làng Sen của Bà Rịa Vũng Tàu. Bên tượng đài - Bà Rịa Vũng Tàu. 

- Tự Nguyện - Trường Hữu nghị Bà Rịa Vũng Tàu 

- Hoạt cảnh chị Võ Thị Sáu - Bà Rịa Vũng Tàu 

- Làng Sen nhớ Bác của Vinh Nghệ An 

- Lời Bác vang mãi trong tim em - Kiên Giang 

-  Dệt niềm tin - Kiên Giang 

- Những cánh hoa rừng - Thái Nguyên 

- Hương rừng - Làng Hữu nghị CCB Việt Nam 

- Hào khí đất võ Bình Định 

- Những cánh hoa ban – Đồng Nai 

Thông qua thành công hội diễn văn nghệ của các học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ II với tiêu chí : Nghị lực và tình thương là tâm huyết, tình cảm, sáng kiến của Hội khuyến học Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước ta trải qua gần thế kỷ phải đương đầu với những kẻ thù khổng lồ, những tên đế quốc sừng sỏ nhất của thời đại, chúng kéo đến xâm lược Việt Nam gieo bao đau thương tang tóc. Ở đó sự tàn bạo vô nhân tính của những kẻ xâm lược ngoài bom đạn chúng còn rải chất độc Dioxin hủy hoại mầm xanh và reo bao đau thương cho hàng chục vạn người bị nhiễm độc và hàng triệu trẻ em bị tàn phế thì việc tổ chức Hội diễn văn nghệ: Nghị lực và tình thương là dịp phát huy năng khiếu, làm vơi đi những đau đớn để các em dần hội nhập, tạo nên cuộc sống có ý nghĩa hơn, tươi đẹp hơn. Thiết tưởng những việc làm như thế sẽ được nhân rộng tới các cấpchính quyền, các địa phương, coi đây là nghĩa vụ trách nhiệm và quyền lợi được chăm lo cho các em khuyết tật và có lẽ chỉ có chế độ ta mới có thể tạo nên những môi trường lành mạnh đầy ý nghĩa và nhân văn cao đẹp, là niềm tự hào của truyền thống dân tộc ta. 

Hội diễn văn nghệ của các học sinh khuyết tật đã tạo nên bức tranh toàn cảnh vô cùng sinh động mà rực rỡ sắc màu lung linh tô đẹp những tấm lòng, đạo lý, và trí tuệ của Hội Khuyết học Việt Nam cũng như các thầy cô giáo, những nghệ sĩ chuyên và không chuyên tận tâm huấn luyện, sáng tạo những bài ca bản nhạc điệu múa đã truyền dậy cho các em để hôm nay tại đây chúng ta vui mừng thưởng thức chương trình nghệ thuật Nghị lực và tình thương là bài ca lạc quan tươi sáng thổi vào tâm hồn xã hội lòng yêu quý trân trọng để góp tay chung sức làm giảm đi những khó khăn, tô đẹp thêm cuộc đời hướng tới tính chân-thiện- mỹ. Các em không may bị khuyết tật và hơn nữa qua những chương trình này chúng ta trân trọng ghi nhận nghị lực phi thường của các em “Tàn những không phế”. 

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể Thao Du lịch, Bộ Lao động Thương binh xã hội, đặc biệt là Trung ương Hội khuyến học Việt Nam với những trái tim nhân hậu, nồng nàn đã dồn tình cảm chăm lo cho những em khuyết tật, làm giảm đi nỗi đau thương mất mát để tự vươn lên tạo cuộc sống có ích, vun đắp cho chế độ ta ngày càng có ý nghĩa cao đẹp hơn. 

Xin cảm ơn quý vị đại biếu ! Kính chúc sức khỏe các đồng chí, hẹn gặp lại ở Hội diễn văn nghệ, Nghị lực và tình thương của Hội khuyến học Việt Nam lần thứ III. 

Ths. NSƯT Như Bình
Thành viên Hội đồng giám khảo



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.218 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.