TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Học tập đạo đức Hồ Chí Minh, đảng viên có trách nhiệm nêu gương trước quần chúng
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 04.2024
Học tập đạo đức Hồ Chí Minh, đảng viên có trách nhiệm nêu gương trước quần chúng
12.2013

Xem hình
Để tiếp tục mở rộng cuộc vận động học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, sáng 06/12/2013, Chi bộ Cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức sinh hoạt, nghe GS – TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam giới thiệu chuyên đề “Học tập đạo đức Hồ Chí Minh, đảng viên có trách nhiệm nêu gương trước quần chúng”.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu toàn bộ bài giới thiệu của GS – TS Phạm Tất Dong.

 I.Cách tiếp cận đạo đức Hồ Chí Minh. 

Một số người thường nói: Hồ Chí Minh là thánh nhân, còn mình là bình dân, làm sao có thể có được hành vi, hành động của một con người vĩ đại như Cụ được”. Đặt trước mình một khoảng cách với một vĩ nhân, chắc chắn sẽ dừng lại ở tình trạng “Kính nhi viễn chi”, đứng từ xa mà chiêm ngưỡng, ca ngợi và thán phục, còn mình sống ra sao là chuyện khác. 

Chính vì phương pháp tư tưởng đó, trong các cuộc vận động “Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”, “Sống, học tập, làm việc theo gương Hồ Chí Minh”…,nhiều người chỉ viết một bái báo dài, ca ngợi và nhiều khi tán dương không đúng mức những việc làm của vị lãnh tụ. Thậm chí, có người còn lên sân khấu, bắt chước giọng nói của Cụ, nhắc lại những lời dạy của Cụ, sau đó, có làm theo hay không thì không rõ. 

Để tiếp tục mở rộng cuộc vận động học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi cho rằng, phải có một cách tiếp cận đúng đắn, sau đó xác định hướng hành vi, hành động của mình mà thể hiện trong sinh hoạt, trong công tác hàng ngày. 

Cách tiếp cận thứ nhất: Phải bắt đầu từ việc nhỏ, không làm được việc nhỏ sẽ chẳng bao giờ làm được việc lớn. 

Hồ Chí Minh khuyên chúng ta luôn phân biệt. 

Thiện – Ác 

Phải – Trái 

Đúng – Sai 

Chính – Tà 

Và yêu cầu thực hành từ những việc nhỏ nhất, có thể làm hàng ngày, ai cũng làm được. 

Người nói: 

Điều gì phải thì cố làm cho kỳ được. 

Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ”. 

(Bài nói ở Trường Đại học nhân văn, 1955) 

Việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm 

Việc ác thì nhỏ mấy cũng tránh”. 

(Bài viết về Cần, Kiệm, Liêm, Chính 1961) 

 Việc gì dù có lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại thì quyết không làm. 

Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước) lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. “Nhiều lợi nhỏ cộng lại thành lợi to”. 

(Bài viết về Cần, Kiệm, Liêm, Chính 1961) 

Hồi đầu Cách mạnh tháng Tám (1945), để khắc phục nạn đói đang hoành hành, Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi bữa ăn, khi lấy gạo nấu cơm, hãy bốc một nắm bỏ vào hũ gạo cứu đói; mỗi tuần nhịn một bữa để thêm vào hũ cứu đói. Trước Cách mạng, hơn 2 triệu người chết đói. Sau Cách mạng, những năm 1945, 1946, đời sống dân ta rất khó khăn, song không ai chết đói. Bớt một nắm gạo là chuyện nhỏ, nhưng 10 triệu nắm gạo nhỏ mỗi ngày lại cứu đói cho hàng triệu người trong ngày. 

THAM KHẢO MỘT SỐ DANH NGÔN

·Đừng khinh việc nhỏ, lỗ nhỏ có thể làm đắm thuyền.

Doãn Tử

·Đừng nói người giàu sang thì dễ làm điều thiện, họ làm điều ác cũng không khó vậy.

Sách Cảnh Hành Lục

 

Cách tiếp cận thứ hai:Thực hiện chính tâm, thân dân. 

Nói chuyện với lớp nghiên cứu chính trị (Khóa I), Trường Đại học Nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng, những điều học trong nhà trường cần phải trở thành hạt nhân trong mọi việc tương lai. Hạt nhân đó là: 

Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân” 

Người giải thích, minh minh đức là chính tâm.  

Chính tâmthể hiện ở sự ngay thẳng, tử tế, hẳn hoi với mọi người, làm ăn chân chính, không vụ lợi, không vun vén. 

Thân dânlà phục vụ nhân dân, biết đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, biết đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng. 

Nhưng, phương châm thực hiện chính tâm và thân dân là: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, ta hiểu nôm na là lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ. 

Hồ Chí Minh cho rằng, thực hiện chính tâm, thân dân là phải tiến hành đấu tranh giữa cái cũ và cái mới trong bản thân. Thái độ “không có lợi cho mình không làm”, “mọi thứ phải cào bằng thì mới hợp lí” v.v…là cái làm cho con người nhỏ bé lại, không bao giờ thoải mái trong cuộc sống và cũng không bao giờ quan tâm tới lợi ích của người khác khi thấy lợi ích của mình chưa được ai nói tới. 

Để thực hiện chính tâm, con người phải biết phân biệt PHẢI – TRÁI. Người đảng viên cộng sản chỉ cần nói một câu “trái tai”, làm một việc nhỏ gây “gai mắt” trong tập thể, tức là không phân biệt câu nói của mình, việc làm của mình là phải hay trái trước tập thể, trước cộng đồng, thì cũng làm mất đi trách nhiệm là đủ giảm đi nhiệm vụ nêu gương của mình. 

Những việc nhỏ hàng ngày bộc lộ sự thiếu phân biệt phải, trái trong cơ  quan, trường học, phòng làm việc thường là: 

-Yêu cầu người khác đúng giờ, nhưng mình lại sai hẹn; 

-Yêu cầu người khác đọc tài liệu, nhưng mình lại làm việc khác; 

-Yêu cầu đồng nghiệp, đồng chí phải học hỏi hàng ngày, nhưng bản thân thì hiểu biết hời hợt, không chịu khó đào sâu suy nghĩ, không chú tâm học hành. 

-Kêu gọi mọi người quan tâm lẫn nhau, tương trợ lẫn nhau, nhưng mình lại đùn đẩy việc khó cho người khác, không thông cảm với bạn bè, đồng chí, vun vén làm lợi cho mình, sẵn sàng đổ lỗi cho người khác.

 

THAM KHẢO MỘT SỐ DANH NGÔN

·Nghe chuyện đầu đường mà thuật lại ở cuối ngõ, thì đức độ đã mất vậy.

Khổng Tử

·Nết nhỏ mà không giữ nghiêm ngặt thì cuối cùng sẽ hại đức lớn.

Kinh Thư

·Một nết tốt mất đi thì trăm nết đều ngã theo.

Thái Công

·Quân tử làm ơn mà không phí phạm, khó nhọc mà không than oán, muốn mà không tham, thư thái mà không kiêu, uy mà không dữ.

Khổng Tử

·Làm điều thiện trước người gọi là dạy dỗ, lấy điều thiện để hòa với người gọi là thuận.

Làm điều bất thiện trước người gọi là nịnh, làm điều bất thiện để hòa với người gọi là a dua.

Tuân Tử

·Nhiều người suốt ngày tụ tập lại nói chuyện không hề đề cập đến việc nghĩa, chỉ trích giở trò khôn vặt, loại người ấy quả thật hết cách (Quần cư chung nhật, ngôn bất cập nghĩa, hiếu hành tiểu tuệ, nan hĩ tai!).

Khổng Tử

  

Cách tiếp cận thứ ba: Nói đi đôi với làm, nhận lỗi thì phải cố mà sữa lỗi. 

Hồ Chí Minh nêu gương sáng học tập suốt đời, nhờ vậy mà Người uyên thâm kim cổ, hiểu mình và hiểu người. 

Luận điểm học tập suốt đời của Hồ Chí Minh là: 

·        Sự học hỏi là vô cùng. 

·        Không ai có thể tự cho mình biết hết rồi. 

·        Phải học tập và tự học tập. 

·        Học phải ghi nhớ và thực hành điều ghi nhớ đó. 

Phương châm của Người: 

“Lý luận gắn với thực tiễn. Học đi đôi với hành”. 

Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán những người nói mà không làm, chỉ lý thuyết suông, “đọc sách nhiều mà không làm thì không khác gì cái hòm đựng sách”, “kẻ tri thức mà không thực hành thì mới là trí thức một nữa” v.v… 

Nói mà không làm thì người đảng viên mất tác dụng kiểu mẫu của mình. Đảng tuyên bố mà không thực thi điều mình tuyên bố thì Đảng tự làm giảm lòng tin trước quần chúng. 

Theo quan điểm Hồ Chí Minh, phải đề cao phê bình và tự phê bình. 

Nghe người khác phê bình bình, suy nghĩ về điều đó, đấy cũng là học. 

Tự nhận lỗi (tự phê bình) là tự học, tự rút ra bài học không thành công, tự làm phong phú kinh nghiệm sống của mình.

 

THAM KHẢO MỘT SỐ DANH NGÔN.

·Có lỗi mà không sửa thì đúng là có lỗi vậy.

Khổng Tử.

·Hãy làm những việc tầm thường để trở thành người phi thường.

Roselle.

·Kẻ sĩ cao nhất nghe đạo thì chăm chỉ thực hiện.

·Kẻ sĩ bậc trung nghe đạo thì lúc nhớ lúc quên.

·Kẻ sĩ thấp kém nghe đạo thì cười lớn vậy; nếu anh ta không cười lớn thì không đáng gọi là đạo.

·Làm mà không cậy công, công lao hoàn thành mà mình không giành công, chính vì mình giành công cho nên công mới mất đi.

Lão Tử.      

 

 

II.Vài lời bình luận về trách nhiệm nêu gương của đảng viên trước quần chúng. 

1.Trách nhiệm nêu gương không phải trách nhiệm làm khuôn mẫu về hành vi đạo đức, tư tưởng, lời nói để người khác làm theo. Nêu gương mang ý nghĩa làm trách nhiệm làm đúng những điều hay đã tiếp thu được, chú tâm làm cho tốt, tâm niệm làm cho tốt; làm tốt những điều hay thì quy luật “Hữu xạ tự nhiên hương” sẽ phát huy tác dụng. Ta không bao giờ trở thành mẫu đối với người khác, bởi “nhân vô thập toàn”, mà vì đó, có nhiều điều hay của người khác mà ta phải học. Ta làm tốt điều nào đó, người khác phát hiện được điều ấy, họ sẽ làm giống ta, thế là đã đủ ý nghĩa nêu gương rồi. 

2.Đảng viên Cộng sản không phả là con người hoàn mỹ, họ có ưu điểm và khuyết điểm trong đời sống hàng ngày. Trong xã hội, trong cộng đồng có nhiều người là đảng viên và không phải đảng viên, ở họ tỏa sáng những điều ta đáng học. Ta phải thật tâm học hỏi họ, và theo nghĩa này, họ đang nêu gương trước ta. Ta noi gương họ, học họ để ta làm tốt hơn việc ta phải làm, như vậy cũng  thì chính là ta đang nêu gương trước người khác. Không noi gương người khác thì không bao giờ có tác dụng nêu gương trước người thứ ba được. 

3. Người đảng viên nêu gương trong những việc bình thường hàng ngày, từ những việc nhỏ nhất. Việc nhỏ mà không làm tốt thì không bao giờ làm được việc lớn, mà làm việc nhỏ cũng phải thể hiện chính tâm và thân dân. 

Không chính tâm với người khác thì người khác không chính tâm với mình. Mọi sự vờ vĩnh, không thật lòng, thủ đoạn và gian lận…trước sau cũng lộ tẩy. Sự bộc lộ không chính tâm chính là ở thái độ, hành vi có thân dân hay không. Kèn cựa, vụ lợi, tham vặt, tị nạnh, đưa đẩy chuyện, nịnh bợ cấp trên…tất cả hành vi đó đều không chính tâm, đều vì lợi ích cá nhân chứ không vì lợi ích người khác hoặc lợi ích của tập thể. Những đảng viên kiểu đó không những không thể làm nhiệm vụ nêu gương, mà còn là một tấm gương xấu trước người khác. 

4. Nêu gương là làm tốt một công việc để từ đó, người khác cùng chung công việc với ta sẽ hợp tác, phối hợp để làm cho công việc tốt hơn. Những người làm làm khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập thì cần nêu gương trong việc nào là chính? 

Đây là vấn đề cơ bản nhất mà chi bộ cần thống nhất cách hiểu và cách làm, qua đó thể  hiện trách nhiệm nêu gương của mình. 

a.Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập là một nhiệm vụ lớn, phải giải quyết nhiệm vụ này cả về phương diện lý luận và thực tiễn. 

Lí luận về xã hội học tập là sự tổng kết những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về kinh nghiệm giáo dục trên thế giới, từ đó khái quát thành những hiểu biết về sự xuất hiện xã hội học tập như một tất yếu lịch sử của sự phát triển của thế giới. Hiểu không thấu triệt về phương diện lý luận thì khi nói đến xã hội học tập, sẽ chẳng thuyết phục được ai. 

Thực tiễn là thực tế sinh động được thay đổi và phát triển qua tác động của lý luận. Không có lý luận thì thực tiễn không đổi mới, không chuyển dịch, không tạo ra chất lượng mới. 

Vận động nhân dân xây dựng xã hội học tập mà không đủ lý luận về xã hội học tập thì việc thực hành xây dựng xã hội học tập là mò mẫm. 

Tóm lại, hội viên khuyến học là Đảng viên cộng sản mà không thấu triệt lý luận và thự tiễn xã hội học tập trong các Văn kiện của Đảng thì nói gì được về tính nêu gương. 

b.Công việc có tầm quan trọng đặc biệt để xây dựng xã hội học tập là vận động dân học tập suốt đời. Muốn dân có ý thức học tập suốt đời thì người làm khuyến học trước hết phải học suốt đời. 

Nhiều khi, người dân tham gia học tập suốt đời tìm kiếm nội dung học tập suốt đời không phải là khó, mà họ có chí học hay không mới là điều quyết định. Điều này dễ hiểu vì người lao động học suốt đời sẽ thể hiện ở sự tích lũy tri thức chuyên môn – nghiệp vụ. Còn người làm khuyến học để xây dựng xã hội học tập phải học hỏi chính trị, khoa học, văn hóa, kinh tế để có cái nhìn tổng quát về xu thế tất yếu của sự phát triển xã hội học tập. Chỉ có nắm xu thế này mới vận động người dân phải học những gì ở hệ giáo dục chính quy và không chính quy một cách thường xuyên, liên tục. 

Kết luận. 

Nêu gương không phải là lấy mình ra làm khuôn mẫu cho người khác, mà là làm cho đúng những gì mình phụ trách một cách quyết tâm, nỗ lực bền bỉ, đầy trách nhiệm…để có tác dụng thuyết phục người khác về tinh thần làm việc, về ý thức nghĩa vụ, về trách nhiệm trước công việc, từ đó họ làm việc tốt hơn. 

Chưa làm tốt việc nhỏ thì không bao giờ có thể tính đến làm tốt việc lớn. Do vậy, phải nêu gương từ việc nhỏ, mà ngay trong từng việc nhỏ mà không chính tâm thì không thể có ảnh hưởng tốt đến người xung quanh. 

Mỗi hội viên khuyến học thực hiện được khẩu hiệu “Mỗi ngày làm một việc nhỏ có ích trong công tác khuyến học thì sự nghiệp khuyến học sẽ rất vĩ đại “Đó là cách nêu gương khuyến học tốt nhất, hiệu quả nhất của người Đảng viên làm khuyến học.

Tháng 12/2013




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.213 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.