TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Bảo đảm cho học sinh có kiến thức, nền tảng cơ bản
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 03.2024
Bảo đảm cho học sinh có kiến thức, nền tảng cơ bản
11.2013

Xem hình
Giờ học tiếng Đức tại Trường THPT chuyên ngoại ngữ Hà Nội
Để xác định nội dung dạy học nói chung hay nội dung dạy các môn học cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) nói riêng, không thể chỉ dựa vào việc tiến hành tham khảo nội dung chương trình của các nước mà phải có những nghiên cứu hết sức nghiêm túc, có tính đến điều kiện cụ thể về văn hóa, xã hội và đặc điểm của học sinh Việt Nam.

Nội dung tổng thể, xuyên suốt

Theo Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT sau năm 2015, đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, tăng thực hành, vận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn. Do đó, chương trình GDPT sau năm 2015 được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa rõ dần ở các lớp học trên, đồng thời giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học chủ đề và hoạt động giáo dục cho học sinh tự chọn. Khắc phục tình trạng chương trình bị cắt khúc, thiếu thống nhất giữa các cấp học. Việc biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với đặc thù của các địa phương, các đối tượng, chú trọng đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, phát huy tính chủ động sáng tạo và kỹ năng của người học theo phương châm giảng ít học nhiều. Đồng thời chuyển cách học từ chủ yếu lắng nghe và ghi chép sang suy nghĩ và phản hồi tích cực với bạn và thầy. Chuyển việc thực hiện chương trình giáo dục từ chủ yếu trên lớp học sang tổ chức đa dạng các hình thức học tập, tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học của người học.

Phó Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), Thường trực Ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, PGS,TS Đỗ Ngọc Thống cho biết: Tiếp nối chương trình giáo dục mầm non, nội dung các môn học trong chương trình GDPT cần được xây dựng một cách tổng thể, xuyên suốt từ tiểu học đến THPT bảo đảm tính thống nhất, hệ thống và liên thông giữa các cấp học, môn học, hoạt động giáo dục; giữa GDPT với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục sau phổ thông. Ngoài ra, nội dung và mức độ của giáo dục cơ bản (chín năm) tập trung hình thành nhân cách công dân với học vấn phổ thông cơ bản, tạo điều kiện để có thể học lên cao hơn hoặc tham gia cuộc sống lao động. Tức là những hiểu biết rất thiết yếu, phổ quát, chung nhất mà một người cần phải biết để sống, học tập và làm việc, lao động; chứ không phải là những gì quá chuyên sâu. Nội dung và mức độ của giáo dục THPT hướng tới hoàn thiện nhân cách công dân cùng với yêu cầu phát triển năng lực phù hợp với năng khiếu và sở thích cá nhân, định hướng nghề nghiệp trên cơ sở tiếp tục nâng cao kiến thức, kỹ năng ở một số lĩnh vực/môn học chuyên biệt bằng một số môn học tự chọn, chuyên đề tự chọn, học xong kiểm tra ngay và coi như đã hoàn thành môn học/chuyên đề.

Định hướng cấu trúc một số môn học

Theo đánh giá của Bộ GD và ĐT, chương trình GDPT hiện hành có nhiều kiến thức chồng chéo, lặp đi, lặp lại ở các khối lớp. Chương trình GDPT sau năm 2015 dự kiến sẽ được thiết kế với số lượng môn học và thời lượng học ít hơn. Mục tiêu của việc thiết kế chương trình GDPT sau năm 2015 được điều chỉnh theo hướng chú trọng dạy cái gì, dạy như thế nào chứ không chú tâm dạy được bao nhiêu như hiện nay. Ngoài ra, chương trình giáo dục mới cũng bảo đảm tính liên thông, tính mở giữa các bậc học, cấp học và tăng tính thiết thực của kiến thức phổ thông.

PGS,TS Đỗ Ngọc Thống cho hay: Nội dung từng môn học, hoạt động giáo dục được cấu trúc lại, bỏ những nội dung trùng lặp, bổ sung một số nội dung mới, tích hợp một số nội dung gần hoặc trùng nhau.

Các môn học sẽ được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với nhu cầu của học sinh hiện nay. Đồng thời, tăng cường thiết kế các nội dung dạy học dưới dạng câu chuyện lịch sử, hiện tượng tự nhiên và xã hội nhằm giúp các em có những hiểu biết cơ bản, gần gũi về những hiện tượng tự nhiên và xã hội. Ở bậc THCS, so với hiện nay, các môn khoa học tự nhiên sẽ được tích hợp chủ yếu từ các môn Lý, Hóa, Sinh học về trái đất bằng cách sắp xếp các chủ đề của mỗi môn học gần nhau nhằm soi sáng và liên hệ lẫn nhau; đồng thời có thêm một số yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp. Các môn khoa học xã hội được tích hợp chủ yếu từ các môn Lịch sử, Địa lý và một số nội dung về kinh tế - xã hội cũng được thiết kế tương tự như môn Khoa học tự nhiên.

Theo dự kiến, ở bậc THPT, lớp 10 là giai đoạn "dự hướng", là giai đoạn chuyển giao giữa dạy kiến thức cơ bản của bậc THCS và dạy phân hóa hướng nghiệp ở THPT. Theo đó, thay vì tích hợp môn học ở hai môn Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên như bậc THCS, lớp 10 sẽ tách ra thành 11 môn, tức là giữ nguyên tên môn học như hiện nay gồm Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa... nhưng tăng yêu cầu vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cuộc sống, giúp học sinh làm quen và chuẩn bị lựa chọn các nội dung sẽ học ở lớp 11, 12. Hai lớp này là giai đoạn phân hóa sâu, định hướng nghề nghiệp, chương trình và sách giáo khoa các môn học sẽ có nội dung giảm nhẹ hơn hiện nay, đồng thời phân thành những môn học bắt buộc và những môn tự chọn. Mặt khác, sẽ có các chủ đề tự chọn chuyên sâu hoặc mở rộng theo từng môn và có thêm các chuyên đề tự chọn khác theo một số lĩnh vực, ngành nghề mà học sinh sẽ học sau THPT.

Tuy nhiên, với 11 môn học bắt buộc ở lớp 10, trong khi lớp 11 và 12 chỉ có ba môn bắt buộc, nhiều ý kiến cho rằng chương trình lớp 10 là quá nặng với học sinh, cần phải nghiên cứu kỹ nên để lớp 10 học gì, học như thế nào để thực hiện đúng được mục tiêu.

Các ý kiến đề nghị xem xét lại việc coi lớp 10 là giai đoạn bản lề giữa THCS và THPT. Lý do, vì trong cùng một bậc học mà chia thành hai giai đoạn dạy học tích hợp và phân hóa là không hợp lý. Theo GS Trần Kiều, nguyên cán bộ Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, thì các môn học được tích hợp suốt chín năm, sau đó xuất hiện ở lớp 10, rồi lại được phân hóa ở lớp 11, do đó cần phải xem xét kỹ lại dự kiến lớp 10 của ngành.

Sau năm 2015, chương trình GDPT sẽ cấu trúc hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một là giai đoạn bắt buộc (gồm tiểu học và THCS) nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng tối thiểu. Giai đoạn này không yêu cầu học sinh phải có kiến thức cao, sâu nhưng phải toàn diện để hình thành nhân cách. Giai đoạn hai là bậc THPT nhằm tiếp tục hoàn thiện nhân cách và giáo dục phân hóa để phát huy tiềm năng của mỗi học sinh, đồng thời, lớp 11 và 12 là giai đoạn thực hiện phân hóa mạnh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

(Bộ GD và ĐT)

Quỳnh Nguyễn - Báo Nhân Dân





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.195 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.