TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Ý kiến của một dòng họ về hoạt động Khuyến học: Cần nhìn lại để thay đổi cho tốt hơn!
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 04.2024
Ý kiến của một dòng họ về hoạt động Khuyến học: Cần nhìn lại để thay đổi cho tốt hơn!
02.2013

Gần 15 năm qua, hoạt động Khuyến học (KH) trong từng gia đình, từng dòng họ cũng như trong cả cộng đồng xã hội (XH) rộng lớn khắp cả nước đã làm được rất nhiều việc lớn, quan trọng và có ý nghĩa, xung quanh công việc khuyến khích và hỗ trợ đối với Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cũng như với Sự Học của mọi người.

Cộng đồng XH đã ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp đó, như là một điểm sáng trong đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) thời kỳ Đổi mới. Những đóng góp đó không chỉ có giá trị về mặt thực tiễn đối với Sự Học của cộng đồng XH và GD&ĐT nói chung, mà còn có ý nghĩa nhân văn rất đậm nét, nhất là trong thực trạng không mấy sáng sủa của GD&ĐT cũng như của đạo đức và lối sống XH. Có lẽ đóng góp lớn nhất và rõ nhất của hoạt động KH là đã tạo ra những tác động tích cực đối với sự phát triển tiến bộ của GD&ĐT, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới (ĐM) và nâng cao chất lượng GD&ĐT, là đã chủ động góp phần quan trọng thực hiện chủ trương XH hóa GD&ĐT và xây dựng XH học tập. Hoạt động KH cũng đã có tác động rất tích cực đối với đời sống văn hóa của các gia đình và dòng họ trên khắp mọi miền đất nước, làm cho cuộc sống thực trong các gia đình và hoạt động trong các dòng họ thêm phong phú và thiết thực, góp phần thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của các đơn vị tế bào đó của XH chúng ta.

Nhưng sau một thời gian dài của thực tiễn hoạt động, bao giờ con người cũng phải nhìn lại để đánh giá cái đã qua và hướng tới cái sắp đến. Nói rõ hơn là cũng đã đến lúc chúng ta cần phải bình tĩnh và nghiêm túc nhìn nhận lại những gì Được và Chưa Được, những gì chưa đáp ứng đúng và đủ đòi hỏi của thực tiễn GD&ĐT, những gì không còn phù hợp với cuộc sống nữa, để thấy cho rõ những khiếm khuyết và hạn chế , so với mục tiêu cơ bản và lâu dài của hoạt động KH, so với những biến chuyển cùng những yêu cầu mới của KT-XH, để nhận thức cho rõ là từ nay chúng ta phải làm KH vẫn như cũ hay là phải thay đổi ?! Xin đừng vội bằng lòng với những đóng góp đã đạt được, nhất là trước những con số thành tựu rất ấn tượng, để rồi vẫn cứ  làm như trước, nếu chúng ta biết đối chiếu với mục tiêu cơ bản của KH mà suy ngẫm, nếu chúng ta biết nhìn nhận vấn đề một cách trung thực, khoa học và nghiêm túc ! Và thật ra thì sự thay đổi, cải tiến, hay ĐM,...trong thực tiễn đời sống KT-XH lúc nào cũng là cần thiết, vốn xưa nay vẫn là chuyện bình thường, vì đó là quy luật của tiến hóa, của sự phát triển, chứ tuyệt nhiên không phải là một sự phủ nhận những gì đã làm được.

Để làm rõ yêu cầu tư duy nói trên, chúng ta cần phải trao đổi cho rõ ràng  và thấu đáo các nội dung chủ yếu sau đây, và cần được xem xét trên cả bình diện vĩ mô của toàn XH cũng như cả trong phạm vi từng cộng đồng nhỏ của gia đình và dòng họ  :

1- Trước hết, cần phải xác định cho đúng vai trò của hoạt động KH trong sự tác động đối với Sự Học của mọi người cũng như sự phát triển của GD&ĐT nói chung.

Chúng ta đều biết mục đích của hoạt động KH là góp phần thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của GD&ĐT, về cả số lượng và chất lượng, thông qua các công việc khuyến khích và hỗ trợ về vật chất và tinh thần, đối với GD&ĐT . Mục tiêu hướng tới của hoạt động KH là mong muốn ngày càng có nhiều người được học, và sự học của người học nào cũng có chất lượng cao và hiệu quả tốt. Công việc khuyến khích và hỗ trợ cho GD&ĐT mà lâu nay KH đã và đang làm đều xoay quanh nhiều mảng việc cụ thể, như động viên và hỗ trợ tài chính cũng như khích lệ tinh thần hiếu học, sáng tạo, ý chí vượt khó, ... đối với người học, như tích cực thúc đẩy mở rộng các hình thức học tập ngoài nhà trường, không chính quy, đặc biệt là phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng nhằm hướng tới XH học tập trong tương lai, như trợ giúp việc du học ở nước ngoài,....

Hoạt động KH trong các gia đình và dòng họ lâu nay cũng đang cố gắng đi theo hướng đó, chủ yếu xoay quanh mảng việc thứ nhất là động viên và hỗ trợ tài chính, khích lệ tinh thần hiếu học của các thành viên.

Với mục tiêu và phương thức hoạt động như vậy, thì những tác động của KH đối với GD&ĐT luôn được coi như là một ngoại lực rất  quan trọng của GD&ĐT. Trong mối quan hệ KH – GD&ĐT thì bản thân GD&ĐT vẫn luôn tiếp nhận ngoại lực đó (cùng với nhiều ngoại lực khác) để tăng thêm sức mạnh cho nội lực tự thân. Sự phát triển tiến bộ của GD&ĐT trước hết phải do nội lực tự thân của GD&ĐT quyết định, theo đúng quy luật phát triển biện chứng đối với mọi sự vật, hiện tượng. Ngoại lực từ KH, cho dù là mạnh, cũng không thể thay thế cho vai trò của nội lực của GD&ĐT – là động lực chủ yếu để phát triển GD&ĐT. Đối với Sự Học của mỗi người cũng tương tự như vậy : nội lực tự học quyết định chất lượng và hiệu quả học tập. Do đó ngoại lực được tạo ra từ hoạt động KH chỉ có giá trị khi ngoại lực đó tác động được vào nội lực của GD&ĐT (và nội lực tự học của người học), cộng hưởng được với nội lực của GD&ĐT (và nội lực tự học của người học), giúp cho nội lực đó phát huy được sức mạnh tối đa để làm nên chất lượng của GD&ĐT (của sự học). Mà chất lượng của nền GD lại chính là kết quả tổng hợp từ chất lượng của sự học ở mọi người học. Như vậy cũng có nghĩa là nội lực của GD&ĐT chủ yếu phải dựa trên sức mạnh của nội lực tự học của mọi người học, là sự nhân lên của nội lực tự học ở người học. Nói khác đi, nội lực tự học của người học là cái tinh túy nhất, cốt lõi nhất của nội lực GD&ĐT, không có nội lực tự học của người học thì cũng không thể có nội lực của GD&ĐT, dù có những thứ khác rất lớn và quý, kể cả tiền nhiều, sách quý, thầy giỏi, truyền thống hiếu học,...Đối với Sự Học của mỗi người cũng vậy thôi, nếu người học không chịu tự học, không biết tự học thì việc học cũng không thể có chất lượng và hiệu quả. Nhiều nhà GD đã khẳng định : bản chất của Sự Học là Tự học, bản chất của GD&ĐT là Tự GD, Tự đào tạo. Chắc chắn đó là một khẳng định đúng !

Cách làm KH như lâu nay, nhiều lắm cũng chỉ là tạo ra cho GD&ĐT một ngoại lực mạnh, chứ chưa xoay chuyển được gì đáng kể đối với nội lực của GD&ĐT, nên cũng không thể tạo ra biến chuyển lớn về chất lượng GD&ĐT, bởi vì các hoạt động cụ thể của KH chưa thực sự tiếp cận được với nội lực tự học của người học. Cách làm này có lẽ xuất phát từ sự nhìn nhận chưa đầy đủ về những thứ mà GD&ĐT đang cần sự khuyến khích và hỗ trợ, chưa thấy cái đang thiếu nhất ở nền GD của chúng ta là nội lực tự học của người học, chứ đâu phải chỉ là nguồn lực tài chính (do nghèo) và tinh thần hiếu học (do chưa coi trọng sự học) !

2- Những mặt Chưa Được, mà cụ thể là những khiếm khuyết và hạn chế của ngoại lực từ KH theo cách làm KH như lâu nay.

Có thể mạnh dạn và thẳng thắn nhận định những cái chưa được đó là : phiến diện, nhất thời, luôn đi sau, trong khi GD&ĐT lại đang cần những sự tác động bao quát, đều khắp, thường xuyên, luôn chủ động đi trước hoặc đi cùng. Thật vậy :

- KH mới chỉ có tác động đến một bộ phận người học (người nghèo, có khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích học tập tốt,... - vốn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với đông đảo người học toàn XH), chứ chưa để mắt đến được toàn bộ người học.

- KH mới chỉ nhìn thấy và hỗ trợ, khích lệ về vật chất và tinh thần với những thứ được coi là thiếu đối với bộ phận nhỏ nói trên, chứ chưa làm được việc này đối với toàn thể đông đảo người học, ngay từ cái nhân tố cốt lõi nhất mà tất cả đều đang thiếu nghiêm trọng : nội lực tự học.

- Những tác động của KH chỉ rầm rộ lên theo định kỳ (cuối hoặc đầu năm học chẳng hạn) chứ không luôn thường trực với người học như nhu cầu đích thực của sự học.

- Do không tác động vào nội lực tự học của người học nên tác động của KH không thể đi trước hoặc đi cùng với sự học, mà bao giờ cũng phải chờ đợi kết quả của sự học (tức là sự đánh giá của nhà trường, của ngành GD&ĐT) nên phải luôn đi sau, luôn ở thế bị động khó tránh.

Cũng phải nói thêm một khiếm khuyết kéo theo khác nữa của ngoại lực từ KH, là mách vẽ sai đường cho GD&ĐT, cho sự học của người học, một cách không chủ định. Cứ nhìn lại mà xem thì chính ngoại lực từ KH có thể đã làm biến dạng méo mó thêm cái nội lực tự học đang rất hiếm hoi và chưa chuẩn xác ở đa phần người học cũng như của nền GD nói chung. Ai chả thấy KH chỉ hỗ trợ, khuyến khích, vinh danh những điển hình có thành tích đỗ đạt cao của GD&ĐT (vì hiện nay chưa có cách đánh giá khác) là vô hình trung đã đề cao cái kiểu học lệch lạc bệnh hoạn theo triết lý GD ứng thí, bởi trong đó cái nhân tố cốt lõi là nội lực tự học trong sáng và chuẩn mực lại chưa được xem xét, phân tích với tư cách là nhân tố chủ đạo. Và nếu cứ nhìn vào đó thì nhiều người rất dễ ngộ nhận là XH ta chỉ đề cao kết quả học tập, chứ chưa coi trọng cách thức tạo ta kết quả đó (nội lực tự học). Mà chính cái nhân tố thứ hai này lại là một thành tố quan trọng hơn của mục tiêu đào tạo con người.

Còn nếu phải xem xét thêm về tính hiệu quả của ngoại lực từ KH đến GD&ĐT thì chúng ta lại nhận ra thêm một hạn chế khác nữa. Về hiệu quả trong, tức là hiệu quả trực tiếp đối với người học được thụ hưởng sự chăm sóc của KH, thì sự chuyển biến tiến bộ về chất lượng học rất khó nhận ra một cách rạch ròi, không hẳn là hoàn toàn do công sức của KH đâu. Bởi do cách tác động như hiện nay thì mới chỉ có một bộ phận nhỏ trong tập hợp đông đảo người học của toàn XH được tiếp cận với sự chăm sóc của KH, mà bộ phận nhỏ này đa phần lại là những người học ưu tú, họ đã có sẵn một ưu thế nổi trội là nội lực tự học của họ khá mạnh, nhờ đó họ có thể tự vươn lên để đạt được mục tiêu của sự học cho bản thân, dù đã nhận được hay chưa nhận được sự chăm sóc của KH. Về hiệu quả ngoài, tức là ảnh hưởng lan tỏa gián tiếp từ các hoạt động KH đến đông đảo người học khác và đến sự phát triển tiến bộ của GD&ĐT nói chung, thì cũng rất khó đánh giá phần đóng góp của hoạt động KH. Bởi xét cho cùng về khía cạnh này, hoạt động KH lâu nay chẳng khác gì mấy các hoạt động từ thiện, giao lưu, tuyên truyền, quảng bá,..vẫn diễn ra nhan nhản trong đời sống XH thời KT thị trường, nó không có mấy tác động đến nội lực tự học của đại trà người học mà họ đang cần tiếp sức ! Như vậy là xem xét trên  cả hai mặt thì đều thấy hiệu quả thực tế là thấp, so với sự đầu tư của XH, và chưa đáp ứng được mong muốn của cộng đồng. Đó là một sự nhìn nhận rất khách quan và trung thực mà chúng ta cần chấp nhận để suy ngẫm về cách hóa giải.

Nguyên nhân sâu xa gốc rễ của những hạn chế và khiếm khuyết nói trên,  từ những phân tích vừa nêu, có thể khẳng định đó là do hoạt động KH lâu nay chưa có cách tác động đúng quy luật vào Sự Học, vào GD&ĐT, cứ chạy quanh ngoại vi của Sự Học cũng như GD&ĐT..!...

3- Cần phải thay đổi nội dung và phương thức làm KH.

1.3- Bắt đầu từ sự thay đổi về nhận thức : Phải trên cơ sở hiểu đúng hơn về quy luật phát triển của GD&ĐT, của Sự Học, xác định đúng hơn về vai trò của tác động từ KH vào Sự Học của mỗi người và GD&ĐT nói chung, thì chúng ta mới định hướng được yêu cầu cho sự thay đổi này. Như những ý kiến lý giải đã nêu ở trên : Động lực chủ yếu của sự phát triển tiến bộ cho GD&ĐT là từ nội lực tự thân của GD&ĐT, cũng như nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả của Sự Học ở người học là nội lực tự học của họ, không có ngoại lực nào, dù mạnh, có thể thay thế ! Bởi bản chất của Sự Học là Tự học, cũng như bản chất của GD&ĐT là Tự GD, Tự ĐT. Tác động từ hoạt động KH đến GD&ĐT, đến Sự Học, dù là mạnh, vẫn chỉ là ngoại lực, nên cũng không thể nào tạo ra biến chuyển căn bản cho chất lượng của GD&ĐT, của Sự Học được. Ngoại lực từ hoạt động KH đến với GD&ĐT, với Sự Học của người học, chỉ phát huy được tác dụng tối đa để mang lại hiệu quả lớn cho GD&ĐT, cho Sự Học, nếu nó biết tìm đến và tác động được vào nội lực của GD&ĐT, của Sự Học. Do đó định hướng chủ đạo của sự thay đổi sắp tới trong hoạt động KH là cần hướng tác động vào nội lực của GD&ĐT, vào nội lực tự học của người học.

Như cách hiểu thông thường của nhiều người thì nội lực của GD&ĐT  là sức mạnh tự thân, sinh ra từ sự hoạt động của các nguồn lực bên trong nó, trong đó các thành tố đáng kể nhất : là nội lực tự học của người học, là chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, là chất lượng dạy và học, là chất lượng quản lý nhà trường, quản lý ngành,... và sâu xa hơn là triết lý GD, là văn hóa nhà trường, là truyền thống GD Việt Nam, là truyền thống hiếu học của dân tộc,...Trong đó thì nội lực tự học của người học có thể được coi là thành tố trung tâm, cốt lõi nhất, tinh túy nhất. Không có nội lực tự học của người học thì cũng không thể nào có nội lực của nền GD.

Và cũng theo cách hiểu thông thường của chúng ta thì nội lực tự học của người học luôn bao gồm hai nhóm thành phần chính yếu : nhóm nhân tố về tinh thần tự học ( động cơ, ý chí, thái độ,...) và nhóm nhân tố về năng lực tự học (phương pháp, kỹ năng,...). Do đó nội lực tự học vừa là phẩm chất đạo đức và cũng vừa là năng lực trí tuệ của mỗi con người trong XH. Sự thiếu hụt nội lực tự học ở người học đang là một điểm yếu rất cơ bản trong chất lượng đào tạo của mọi ngành/cấp/bậc học hiện nay ở nước ta. Vì vậy KH tác động vào nội lực tự học của người học không chỉ nhằm góp phần giải quyết cái yếu kém hiện nay của chất lượng GD&ĐT, mà còn là một yêu cầu rất cơ bản của hoạt động KH, là tạo nên một tác động mang tính bản chất cho GD&ĐT (cho Sự Học). Cho dù sau này tình hình KT-XH có khá hơn lên, mặt bằng dân trí có được nâng cao hơn lên,...thì chất lượng của GD&ĐT (của Sự Học) vẫn luôn cần được bảo đảm bằng nội lực tự học của mỗi người học là chính, chứ không phải bằng các ngoại lực khác. Và, bởi nội lực này luôn là một nhân tố không bền vững và không đồng đều trong toàn cộng đồng, lại vốn có tính “ỳ” rất mạnh ở khá nhiều người, nên vẫn luôn cần đến sự chăm sóc của KH, cần được khởi động, kích thích thường xuyên từ hoạt động KH.

Hoạt động KH chuyển hướng tác động chủ yếu vào nội lực tự học của người học cũng là phù hợp với định hướng ĐM căn bản và toàn diện cho GD&ĐT mà Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ ra, tạo ra điều kiện cơ bản để KH vẫn luôn đồng hành với GD&ĐT. Theo tinh thần đó của Văn kiện Đảng thì GD&ĐT phải chuyển trọng tâm từ yêu cầu cung cấp tri thức là chủ yếu sang yêu cầu chủ đạo là rèn luyện năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, kỹ năng tự GD, tự ĐT cho người học.

2.3- Trên cơ sở nhận thức mới thì tất yếu là cần phải có một sự thay đổi mạnh dạn và đồng bộ về nội dung và phương thức của hoạt động KH nhằm khắc phục cho được các khiếm khuyết và hạn chế đã qua, và cũng là đồng thời đón trước được những đòi hỏi mới của thực tiễn GD&ĐT sẽ ĐM ngày càng mạnh mẽ. Xin nêu thử một vài  thay đổi cần có, chẳng hạn như :

- Phải hướng hoạt động KH chủ yếu là tác động vào nội lực tự học của người học, chứ không chỉ là hỗ trợ vật chất và khích lệ tinh thần.

- Phải có tác động bao quát đến toàn bộ đông đảo người học, chứ không thể chỉ nhằm vào bộ phận người học ưu tú.

- Phải thực hiện tác động thường xuyên, chứ không chỉ là định kỳ một vài thời điểm trong năm.

- Phải chủ động đi trước hoặc đi cùng tiến độ của Sự Học, của GD&ĐT, chủ động kiểm soát được hiệu quả tác động, chứ không thể hoàn toàn bị động chờ đợi kết quả đánh giá từ nhà trường, từ GD&ĐT.

- Phải thay đổi phương thức hoạt động KH từ chỗ nặng về bề nổi kiểu phong trào sang coi trọng chiều sâu của tính khoa học.

- Phải vừa dựa vào và vừa giúp đỡ cho hoạt động KH ở các gia đình và dòng họ, coi đó là các “chân rết” vững chắc nhất, thực chất nhất trong hệ thống KH.

- Phải đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu và phổ biến về khoa học tự học, biên soạn thành sách để phát hành rộng rãi, tổ chức tập huấn cho cán bộ, hội viên Hội KH.

- Phải kiện toàn bộ máy Hội KH các cấp, nhất là cấp cơ sở, nâng cao trình độ và năng lực hoạt động khoa học cho cán bộ, hội viên. Từ nay tính chất  của “nghiệp vụ” KH không chỉ còn bó hẹp trong “nghề Dân vận”, mà còn cần đến năng lực tư vấn khoa học, hướng dẫn thực hành khoa học tự học.

- Phải tiếp tục đẩy mạnh sự phối – kết hợp giữa KH với GD&ĐT, giữa KH với 3 môi trường GD, coi nội dung trọng tâm của sự phối kết đó là cùng chung tay góp phần tác động vào nội lực tự học của người học, cả trong và ngoài nhà trường.

- Phải tìm cách hỗ trợ mạnh hơn nữa cho sự phát triển tiến bộ của GD&ĐT, từ Phổ thông cho đến Dạy nghề và Đại học, nhằm tạo điều kiện nền tảng thật tốt cho yêu cầu xây dựng XH học tập, trước hết là cho sự hoạt động thực chất và có chất lượng của các Trung tâm học tập cộng đồng. .. ...

Riêng trong phạm vi các gia đình và dòng họ thì hoạt động KH phải kết hợp thật tốt giữa yêu cầu hỗ trợ vật chất và khích lệ tinh thần, với yêu cầu mới là chăm lo tạo dựng, nuôi dưỡng và theo dõi giúp đỡ để biết vận dụng và phát huy tốt nội lực tự học, đối với các thành viên đang là người  học. Coi yêu cầu mới này là một trọng điểm của hoạt động KH trong 5-6 năm tới. Bố mẹ phải vươn lên tìm hiểu để nắm bắt về khoa học tự học mà biết cách tác động tích cực vào nội lực tự học của con cháu. Bản thân bố mẹ cũng phải là những tấm gương sáng về tự học suốt đời để vừa làm gương vừa có thực tiễn tự học mà giúp đỡ con cháu. Ban Khuyến học của mỗi dòng họ cũng cần củng cố lại, nên bổ sung những nhà giáo, nhà khoa học và những người am hiểu về GD&ĐT, nhằm sử dụng vốn chuyên môn cũ và đang có của họ cho yêu cầu mới : tư vấn về khoa học tự học với các hoạt động KH, tham gia tác động vào nội lực tự học cho lớp trẻ.

Trên đây là một số kiến giải và suy ngẫm cá nhân của một số vị cao tuổi trong dòng họ chúng tôi, trên cơ sở những ý tưởng chung của dòng họ về những công việc mà chúng tôi đang bắt đầu làm và dự kiến sẽ làm ở gia đình và dòng họ của mình trong hoạt động KH. Chúng tôi xin nêu ra để cùng trao đổi với các dòng họ bạn, và cũng rất mong sự tham khảo và góp ý của Hội KH các cấp !

Đỗ Hữu Thạo (Dòng họ Đỗ Hữu – gốc Hậu Lộc, TH)
ĐT liên lạc : 0168 443 0121 hoặc  (037)3 750 248





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.280 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.