TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Vòng tay nhân hậu của một sư cô
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 07.2025
Vòng tay nhân hậu của một sư cô
06.2007

Xem hình
(Dân trí) - Trụ trì tại ngôi chùa "nghèo" với bao thiếu thốn đủ bề nhưng sư cô đã nuôi dưỡng nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ, bất hạnh được đi học. Đó là sư cô - Thích Nữ Minh Nguyên, chùa Bửu Châu, phường Thống Nhất, TP. Pleiku (Gia Lai).

 Vào một sáng mùa thu năm 2006, mới 5 giờ vừa tỉnh giấc, sư cô Minh Nguyên đã nghe tiếng khóc của một bé sơ sinh ngay trước cửa chùa. Được bọc trong một chiếc áo rách là một bé gái và khi làm khai sinh được sư cô đặt cho cái tên Nguyễn Ngọc Trân. Ba anh em ở Chư Sê (Gia Lai) được sư cô đón về đây trong hoàn cảnh người cha suốt ngày cờ bạc và rượu chè bê tha dẫn đến việc ép vợ vào con đường bức tử. 

Cháu Nguyễn Thị H. quê ở tận Nghệ An, cha chết sớm, mẹ làm ăn thua lỗ, hai mẹ con phải đi làm thuê nay đây, mai đó được sư cô cưu mang về nuôi từ năm 2002. Có trường hợp mà không thể không nói ra, đó là cháu Nguyễn Manh Triệu (tên do sư cô đặt) được một phật tử tốt bụng đưa đến trong hoàn cảnh mua từ một người mẹ vô tâm với giá 4 triệu đồng sau khi mới sinh được hai ngày... Và còn nhiều lắm những hoàn cảnh vô cùng thương tâm và éo le!

Khi tiếp xúc với chúng tôi, Sư cô Thích Nữ Minh Nguyên bộc bạch: "Kể ra khi tôi làm việc này cũng có một số đạo hữu chưa hiểu, còn có suy nghĩ khác về tôi và thậm chí còn có lời đồn đại là nuôi trẻ để lấy tiền nhưng tôi vẫn chấp nhận dư luận và chấp nhận vất vả, gian khổ để vượt qua và chỉ mong sao có sức khỏe để cưu mang các cháu có những hoàn cảnh éo le. Rất may, cũng còn rất nhiều đạo hữu hiểu được việc làm của tôi mà tự nguyện mang gạo, hoa quả, sách vợ góp sức cùng tôi nuôi dưỡng các cháu nên người. Còn về các thủ tục hành chính khác để các cháu được đến trường thì địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ nhà chùa chúng tôi".

Được biết, ngoài làm việc thiện tại chùa Bửu Châu, sư cô Thích Nữ Minh Nguyên còn là Ủy viên Ban trị sự Phật giáo tỉnh Gia Lai, Ủy viên HĐND phường Thống Nhất, TP. Pleiku. Tuy bận việc đạo và việc đời, song sư cô vẫn dành rất nhiều thời gian để nuôi dạy những mảnh đời bất hạnh. Hiện các em đang theo học tại các trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, trường THCS Tôn Đức Thắng và trường THPT Nguyễn Chí Thanh ở TP. Pleiku không chỉ được học mà các em còn được sư cô mua bảo hiểm Y tế, bảo hiểm thân thể và các khoản khác.

Có lẽ còn ít người biết đến hoàn cảnh của những học sinh này, mong rằng có nhiều hơn nữa những tấm lòng nhân ái đến với các em với "một miếng khi đói", góp sức cùng với sư cô Thích Nữ Minh Nguyên nuôi dưỡng các em trưởng thành.

Nguyễn Sỹ Nhân

 

 

(Hộp thư 60, Bđ TP. Pleiku, Gia Lai)

 

 

 



Lại Thành Đức (Theo Nguồn tin từ báo Dân trí)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Việt Nam thành quốc gia học tập
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt đại biểu khuyến học tiêu biểu toàn quốc
Hội Khuyến học Việt Nam triển khai công tác khuyến học trong tình hình mới
Lãnh đạo Hội Khuyến học các tỉnh, thành chia sẻ phương án hoạt động trong tình hình mới
Khuyến học - Hành trình tri thức: Họ Phan Đông Ngạc
Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng
Tạp chí Công dân và Khuyến học vinh danh 16 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi viết
Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Dòng họ học tập tiêu biểu - dòng họ Huỳnh ở Đồng Tháp
Thái Bình tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2020-2025
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới


Thời gian mở trang: 0.111 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.