TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Thực hiện chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
Thực hiện chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.
08.2007

Nguyễn Mạnh Cầm
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Ngày 13 tháng 4 năm 2007 Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị số 11 CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập". Chỉ thị nêu rõ "Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở-mô hình "xã hội học tập" và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới".

Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến. Dân tộc VN vốn có truyền thống hiếu học lâu đời. Người VN lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, "nhân bất học bất tri lý". Do đó trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, giáo dục luôn là một lĩnh vực được coi trọng và đề cao.

Từ ngày có Đảng, nhất là từ sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học, xem học tập là nhu cầu của cuộc sống đã được thể hiện một cách nhất quán trong đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Ngay từ ngày đầu mới giành được độc lập, khi vận mệnh nước nhà đang như ngàn cân treo sợi tóc, Đảng và Bác Hồ đã chủ trương cùng một lúc chống giặc đói, chống giặc dốt và chống giặc ngoại xâm, xem chống giặc dốt cũng quan trọng, cũng cấp bách như chống giặc đói để dân được ấm no và chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập nước nhà. Trong suốt cuộc đời hy sinh cho đất nước, cho dân tộc Bác Hồ chỉ có một ham muốn, "ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Như vậy Bác xem sự học là nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áo mặc hàng ngày. Bác còn cảnh báo:"một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập đã bắt gặp xu thế của thời đại khi trên thế giới giáo dục và đào tạo đã trở thành yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hoá phát triển rộng khắp, cách mạng khoa học công nghệ đạt những bước tiến kỳ diệu, cách mạng thông tin bùng nổ mạnh mẽ, trí thức của nhân loại tăng trưởng không ngừng. Đảng ta cũng khẳng định giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Trong vòng mấy chục năm gần đây trí thức nhân loại tích luỹ được đã bằng tổng số trí thức có được trong hai thiên niên kỷ trước đó. Người ta dự báo đến năm 2020 trí thức sẽ tăng gấp 4 lần so với trí thức đã có năm 2000. Công nghệ phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, vòng đời của công nghệ ngày càng được rút ngắn. Trí thức đã trở thành tài nguyên quan trọng nhất và sự tụt hậu về tri thức trở thành nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự cách biệt thành công giữa người này với người khác, khoảng cách phát triển giữa vùng này với vùng nọ, giữa quốc gia này với quốc gia khác.

Thời đại ngày nay đòi hỏi con người phát triển kiến thức về nhiều mặt, do đó giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị cho người học kiến thức toàn diện. Tuy nhiên, kiến thức nhận được ở các trường phổ thông và đại học sẽ nhanh chóng lạc hậu nếu không được bổ sung bằng những kiến thức mới phù hợp với sự phát triển và đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực, từng môi trường, tưng hoàn cảnh .

Trong bối cảnh quốc tế đó, khi làn sóng kinh tế trí thức đang dâng trào chúng ta không thể thực hiện công nghiệp hoá đất nước theo mô hình cũ của các nước đi trước mà phải gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá. Nói một cách khác chúng ta phải chuyển nền kinh tế chủ yếu còn là kinh tế nông nghiệp cùng một lúc vừa sang nền kinh tế công nghiệp vừa sang nền kinh tế trí thức trên một số lĩnh vực. Và để làm được điều đó dân trí phải được nâng cao, nguồn nhân lực phải được đào tạo dồi dào, nhân tài phải được phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng. Hội Khuyến học VN ra đời là nhằm góp phần đáp ứng những yêu cầu đó. Là một tổ chức xã hội, Hội Khuyến học VN có nhiệm vụ khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, vừa có những hoạt động hỗ trợ hệ thống giáo dục chính qui trong nhà trường trong quá trình chấn hưng nền giáo dục nước nhà, vừa động viên, tổ chức việc học tập cho người lớn, những người về hưu, những người không có điều kiện học tập ở nhà trường để nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức và hoàn thiện tính cách. Với dân số 84 triệu người, nếu hệ thống nhà trường hiện nay từ mẫu giáo đến đại học thu nhận được từ 22-23 triệu người, thì ngoài xã hội còn trên 60 triệu người phải được tạo điều kiện để học tập.

Từ năm 1996 đến nay, với 10 năm tồn tại và phát triển, đặc biệt là từ sau khi có chỉ thị 50 CT/TW năm 1999 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với Hội Khuyến học VN, Hội đã có một bước phát triển đột phá. Hội đã được tổ chức ở tất cả 64 tỉnh, thành, hơn 99% huyện, thị, quận, khoảng 97 % xã phường, thị trấn trong cả nước, Hội còn lan toả đến tận thôn làng, bản, phum, sóc…đến cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang… với tổng số hội viên trên 5 triệu người. Phong trào khuyến học, khuyến tài do Hội phát động đã nhanh chóng bao trùm hầu như toàn xã hội, trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng, thấm nhuần và thể hiện sinh động tinh thần xã hội hoá giáo dục. Nhiều mô hình khơi dậy tinh thần hiếu học trong nhân dân như "gia đình hiếu học", "dòng họ khuyến học", "cụm dân cư khuyến học" đã được xây dựng và phát triển rộng rãi. Hiện nay đã có gần 4 triệu gia đình đăng ký trong số đó gần 1,5 triệu gia đình được công nhận là "gia đình hiếu học", trên 5 vạn dòng họ được công nhận là "dòng họ khuyến học". Thời gian qua chính các mô hình tổ chức này đã góp phần tích cực và có hiệu quả thực hiện cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, góp phần làm giảm tình trạng lưu ban, bỏ học, góp phần chống các biểu hiện tiêu cực, tạo môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường. Đó là chưa nói đến việc Hội thông qua quĩ khuyến học cấp học bổng cho hàng chục vạn trẻ em nghèo được đến trường, xây dựng một số trường dạy nghề cho trẻ em khuyết tật, giúp đỡ nhiều trẻ em học giỏi phát triển tài năng, giúp đỡ nhiều thày cô giáo dạy tốt nhưng gặp khó khăn trong cuộc sống.

Đồng thời để tạo cơ sở học tập thường xuyên cho nguời lớn ở xã phường, thị trấn, Hội đã đẩy mạnh việc xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng. Hiện cả nước đã có khoảng 8.500 Trung tâm học tập cộng đồng, không ít tỉnh, thành đã có 100% xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Các Trung tâm học tập cộng đồng đã tổ chức được 66.600 lớp học với trên 6 triệu luợt người tham gia, chủ yếu phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phổ biến kinh nghiệm và tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó đã tổ chức các lớp học xoá mù chữ cho hơn 2 vạn người, góp phần phổ cập tiểu học và trung học cơ sở cho thanh thiếu niên không có điều kiện theo học ở các trường chính qui.

Để góp phần thực hiện khuyến tài, hai năm qua Hội đã tổ chức các cuộc thi "nhân tài đất Việt" trên lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để phát hiện, khuyến khích và động viên tài năng trẻ.

Phong trào khuyến học, khuyến tài cùng với những mô hình tổ chức phù hợp và có hiệu quả nêu trên đã trở thành tiền đề cho việc xây dựng xã hội học tập.

Thế nào là xã hội học tập và làm sao xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập?

Xã hội học tập là một xu thế mới trong quá trình phát triển của loài người ở thời kỳ hậu công nghiệp. Đó là đòi hỏi của cách mạng công nghệ và phát triển kinh tế và cũng là đòi hỏi của sự phát triển con người bền vững trong thế kỷ 21. Khái niệm xã hội học tập ngày nay gắn với khái niệm xã hội trí thức, xã hội thông tin, đều tập trung và đặt con người vào vị trí trung tâm, tạo điều kiện cho con người phát triển bền vững và cũng là điều kiện của sự phát triển kinh tế xã hội.

Nội dung cơ bản của khái niệm xã hội học tập là "giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời" đúng như UNESCO đã khẳng định trong Tuyên bố ngày 20/12/1999 "giáo dục không còn là một quá trình mà con người chỉ tham gia trong thời gian đầu của cuộc đời".

Giáo dục thường xuyên liên tục gắn bó hữu cơ giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.

Đặc trưng của xã hội học tập là mỗi cá nhân, mỗi thành viên xã hội đều phải học, xem đó là một yêu cầu mang tính đạo đức của xã hội hiện đại. Giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường là những khâu liên hoàn, con người vừa học vừa làm, vừa làm vừa học.Trong xã hội học tập nền giáo dục mang tính mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng, phong phú, kết hợp các hình thức giáo dục chính qui, giáo dục không chính qui (non formal) và giáo dục phi chính qui (informal). Trường học được tổ chức theo nhiều hệ thống quản lý khác nhau, hệ thống trường công lập và hệ thống trướng ngoài công lập cùng đồng hành phát triển. Đồng thời bên cạnh trường học còn nhiều thiết chế có chức năng giáo dục như Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hoá, câu lạc bộ, v…v…

Xã hội học tập kết hợp hai phương thức học: học có hệ thống để làm giàu trí thức một cách toàn diện và học theo yêu cầu, cần gì học nấy, học để nâng cao tay nghề phục vụ sản xuất, công tác.

Trên cơ sở phong trào khuyến học, khuyến tài được phát động và trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng với những mô hình độc đáo đã khơi dậy tinh thần hiếu học và tiềm năng trí tuệ của dân tộc.

Đảng và Nhà nước ta đã sớm đề ra chủ trương xây dựng xã hội học tập. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính qui và không chính qui, thực hiện giáo dục cho mọi người" , "cả nước trở thành một xã hội học tập" Tiếp đó Hội nghị lần thứ 7 (khóa IX) đã cụ thể hóa phương hướng “xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập”, theo đó giáo dục đào tạo không chỉ dành cho thế hệ trẻ mà là đối với tất cả mọi người dân không phân biệt già, trẻ, nam, nữ, giàu nghèo, dân tộc, cương vị xã hội và bất cứ ở đâu: thành thị, nông thôn, vùng núi, hải đảo…, ai muốn học, muốn học gì, học bằng cách nào, học như thế nào phù hợp với hoàn cảnh, năng lực và khả năng tiếp thu của mình đều được tạo điều kiện tốt nhất để học. Hệ thống giáo dục chính qui trong nhà trường gắn kết với hệ thống giáo dục linh hoạt ngoài xã hội thành một chỉnh thể tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Một nền giáo dục như vậy mới thực sự là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Và đây mới chính là nội dung chủ yếu của xã hội hoá giáo dục. Như vậy quan niệm về giáo dục đào tạo không chỉ gói gọn trong hệ thống chính qui của nhà trường mà phải bao trùm cả hệ thống học tập ngoài nhà trường, nhất là khi giáo dục sau nhà trường đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong điều kiện hiện nay yêu cầu chủ yếu của xã hội học tập phải là:

- Khuyến khích thói quen học tập đối với mọi người trên cơ sở quán triệt tinh thần tự học, lấy tự học làm gốc. Có tinh thần tự học thì bất cứ hoàn cảnh nào, dù điều kiện khó khăn thiếu thốn đến đâu cũng có thể tìm ra được cách học, cách nâng cao trình độ dù có lớp hay không có lớp.

- Phải coi công nghệ thông tin, bao gồm công nghệ thông tin đại chúng là công cụ cho việc làm phong phú thêm việc học tập.

- Phải bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người để từng thành viên trong xã hội có điều kiện và cơ hội nâng cao kiến thức, tự hoàn thiện mình, và trên cơ sở đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính mình, cho gia đình, cho họ tộc, cho thôn xóm, phường xã, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt quan tâm đến những người nghèo, người chịu thiệt thòi, con em đồng bào thiểu số vùng sâu, vùng xa, trẻ em tàn tật, con em thuộc diện chính sách, trẻ em mô côi không nơi nương tựa.

- Phải huy động được các lực lượng xã hội tham gia để đào tạo một nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng với nhiều trình độ, nhiều năng lực khác nhau đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, trong một thị trường lao động đang biến động và phát triển dưới tác động của tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

Xu thế toàn cầu hóa đang lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa tạo ra những cơ hội và điều kiện phát triển, vừa đặt ra những thách thức lớn. Một nền giáo dục tạo ra được những năng lực nội sinh về khoa học công nghệ, bảo tồn và phát huy được bản sắc dân tộc sẽ bảo đảm cho đất nước vững vàng đi lên.

- Phải phát hiện được nhân tài, có chính sách thích hợp bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, xây dựng một đội ngũ nhân tài vì sự đi lên của đất nước trong điều kiện cạnh tranh và giành giật chất xám diễn ra gay gắt ở khu vực cũng như trên thế giới.

Tuy xã hội học tập là một vấn đề rất mới, chưa có tiền lệ, nhưng với những mầm mống ban đầu chứa đựng trong các chủ trương của Đảng và Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh về sự học ngay từ khi giành được độc lập, phát huy truyền thống dân tộc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa phát triển thực tiễn, vừa đúc kết lý luận, chúng ta nhất định ra sức tạo cho được mô hình xã hội học tập ở Việt Nam.

Trong những năm trước mắt phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục đào tạo, Hội Khuyến học Việt Nam với vai trò nòng cốt trong xây dựng xã hội học tập mà Chỉ thị 11 CT/TW của Bộ Chính trị đã giao phó sẽ tập trung mọi cố gắng thực hiện Đề án của Chính phủ về “xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam thời kỳ 2005-2010”. Trong quá trình này, với điều kiện đặc thù của nước ta, việc xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của các Trung tâm học tập cộng đồng ở phường, xã , thị trấn phải được đặc biệt quan tâm. Trong vài năm tới phải làm cho tất cả xã phường trong cả nước đều có Trung tâm học tập cộng đồng với qui chế hoạt động thích hợp, cơ chế quản lý hợp lý, có chương trình học tập phong phú, thiết thực đáp ứng yêu cầu của nhân dân từng nơi,từng lúc. Trong điều kiện cụ thể của chúng ta, để Trung tâm học tập cộng đồng duy trì được vai trò là đòn bẩy chủ yếu và lâu dài của xã hội học tập cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính và điều kiện vật chất. Trung tâm học tập cộng đồng là rất quan trọng, nhưng chưa đủ, ta phải ra sức phát triển các cơ sở học tập thường xuyên, vừa làm vừa học, vừa làm vừa nâng cao trình độ ở các cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, đơn vị lực lượng vũ trang…để bắt kịp tiến bộ của thế giới. Cũng cần xây dựng các Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp ở Huyện, thị.

Bằng cách đó, một mạng lưới học tập được hình thành rộng khắp trong cả nước từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng, trung du đến miền núi, gắn kết chặt chẽ với hệ thống giáo dục chính qui trong nhà trường để nơi nào cũng có người học, chỗ học.

Hội sẽ sát cánh với ngành giáo dục đào tạo phát triển đa dạng các hình thức học tập, kết hợp học tập tại lớp, tại trường với học tập tại chức, học tập từ xa, học tập tại nhà với học tập trên thực địa, gắn học với hành. Sau khi cả nước đạt trình độ phổ cập bậc trung học, Hội Khuyến học sẽ mở rộng hơn nữa các hình thức học tập dành cho việc bổ túc sau trung học và từng bước đưa chiến lược đại chúng hóa đại học vào cuộc sống. Cao hơn nữa, tại các trường Đại học, các viện nghiên cứu sẽ hình thành những cộng đồng lao động sản sinh và tái tạo trí thức, tạo ra không gian trao đổi và giao lưu tri thức, vận dụng công nghệ thông tin để điều hoà và chuyển giao tri thức. Những cộng đồng này được coi là những cộng đồng trí thức, những thành viên quan trọng của xã hội học tập trong điều kiện đất nước đi vào kinh tế trí thức.

Xã hội học tập sẽ từng bước được xây dựng và củng cố trên nền tảng phong trào khuyến học, khuyến tài không ngừng được củng cố và phát triển với việc mở rộng các mô hình đã được thực tế chứng minh là có hiệu quả đúng như Chỉ thị 11CT/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “mở rộng và nâng cao phong trào khuyến học, khuyến tài, góp phần hỗ trợ các cơ sở giáo dục trong giảng dạy và học tập; xây dựng gia đình hiếu học, cộng đồng, dòng họ, cơ quan doanh nghiệp, đơn vị khuyến học. Tiếp tục đẩy mạnh các Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, thị trấn; phát triển nhiều loại hình học tập đa dạng,phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân từng địa phương, đơn vị…Củng cố xây dựng Hội Khuyến học các cấp vững mạnh, làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, doanh nghiệp tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần xã hội hóa giáo dục".

Dưới ánh sáng các Nghị quyết của Đại hội IX và Đại hội X của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị 11 CT/TW của Bộ Chính trị, được sự tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở, sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, sự hợp tác của các ngành, các giới, Hội Khuyến học Việt Nam sát cánh cùng Ngành Giáo dục Đào tạo quyết tâm thực hiện nhiệm vụ mà Bộ Chính trị đã giao cho Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam góp phần tích cực để chủ trương của Đảng và Nhà nước về "xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập" sớm đi vào cuộc sống./.

admin



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.262 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.