TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Trung tâm học tập cộng đồng | Hội Khuyến học Hòa Bình
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Trung tâm học tập cộng đồng 03.2024
Hội Khuyến học Hòa Bình
08.2007

Trung tâm học tập cộng đồng - nơi học tập để chống đói nghèo

Về Mai Châu tỉnh Hoà Bình chúng tôi được nghe kể về bản người Mông ở hai xã Hang Kia và Pà Cò đã bỏ tiền ra cho người Mông đi học để trở thành giáo viên. Từ khi có thày giáo người Mông về bản, số trẻ em đi học ngày càng nhiều. Người Mai Châu còn nhớ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ở vùng này có thày Dũng, thày Buôn là giáo viên miền xuôi lên miền ngược dựng trường mở lớp ở Mai Thượng, Mai Hạ , Bao La, lần đầu tiên có người dưới xuôi đưa cái chữ đến đồng bào dân tộc, nhưng cũng ít học sinh lắm, hoà bình lập lại rồi đến thời đánh Mỹ, các bản người Mông có trường có lớp, nhưng lo cái ăn, cái mặc, chưa xong nên không lo nổi cơ sở vật chất cho trường, cho lớp, nhà lại xa trường, học sinh bỏ học khá nhiều. Bây giờ thì khác rồi, người Mông ở Hang Kia, Pà Cò đã có đủ trường lớp, các cấp học từ nhà trẻ-mẫu giáo đến PTTH. Nhiều thày cô giáo ở vùng xuôi lên Mai Châu dạy học đã gắn bó đời mình với vùng đất này, như thày giáo Vĩnh ở Gia Lâm-Hà Nội, lên đây từ lúc vừa tốt nghiệp trường sư phạm, sang năm là đến tuổi nghỉ hưu, nhưng vẫn xin ở lại Mai Châu để tiếp tục dạy và tham gia phong trào khuyến học để giúp sức cho các em và người dân vùng sâu, vùng xa này đến trường.

Mai Châu nổi tiếng là vùng đất mang đậm nét văn hoá của các dân tộc Hoà Bình, lại có hồ Sông Đà với phong cảnh núi rừng hoang sơ đã thu hút đông đảo khách du lịch thập phương đến đây chiêm ngưỡng. Mai Châu có 7 dân tộc anh em, có 128 xóm bản, vùng cao xa nhất cách thị xã 70 km, đường núi gập gềnh, nhưng với quyết tâm của các cấp uỷ và chính quyền địa phương cộng với sự tâm huyết của những cán bộ ngành giáo dục và Hội khuyến học địa phương, bây giờ cái chữ, cái nghề đã đến với bà con thôn bản những vùng được coi là vùng xâu, vùng xa của tỉnh. Chúng tôi đến thăm xã Mai Hạ, xã đã thành lập Tung tâm học tập cộng đồng được 5 năm, do Chủ tịch UBND xã Vi Xuân Đức phụ trách. Ông nói Trung tâm mới thực sự hoạt động từ năm ngoái(2006). Ban đầu ngân ngân sách xã cấp 2 triệu đồng để tổ chức lớp học, đến nay Trung tâm đã mở được 25 lớp. Có lớp vài người, có lớp vài chục người học. Nội dung học rất thiết thực, có hướng dẫn và thực hành cụ thể. Ai cần gì học nấy. Địa điểm học ở ngay xóm không phải đi xa, nơi nào chưa có nhà văn hoá thì mượn nhà dân để học. Các chuyên đề như cách trồng lạc tăng năng xuất, trồng đậu tương trên đất hai vụ lúa, làm ngô xuân hè, từ cách hái nấm trong rừng đến việc hướng dẫn cách làm nấm sò, trồng tre bát độ lấy măng. Ruộng nương bây giờ không chỉ làm một vụ mà bắt đất quay vòng trồng ngô xen canh, trồng dưa hấu. Hoạt động của trung tâm đã thực sự mang lại hiệu quả “chống nghèo”. Với một năm đổi mới canh tác, ngô đạt sản lượng gần 4 tấn / ha, dưa hấu đạt từ 20 đến 25 tấn /ha. Có những gia đình như gia đình ông Nguyễn Văn Thiệu và Phạm Văn Nhiều (xóm Tiền Phong) có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp mỗi năm 60 đến 70 triệu đồng. Bà con ở hai xóm Đồng Nống và Chiềng Hạ làm đậu tương đông có thu hoạch khá nên đời sồng ngày càng được cải thiện rõ rệt. Diện tích trồng lúa lai của cả xã phát triển mạnh, đạt từ 50 đến 60 tạ /ha/năm, có gia đình đạt tới 80 đến 90 tạ /ha. Ông Vi Xuân Diệu, qua Trung tâm học được cách làm cá giống, cá thịt, Ông đã cùng một số gia đình khác khai thác 10 ha hồ ao, nuôi cá mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn. Từ đó một số bà con người Thái, người Mông ở Mai Hạ có ý muốn Trung tâm học tập cộng đồng hướng dẫn cho bà con học cách nuôi Ếch, chăn bò Lai Sim, trồng Luồng theo kiểu mới. Trung tâm sẽ mời các chuyên gia nông nghiệp hướng dẫn để đáp ứng nhu cầu mới này.

Ở Hoà Bình mới có quá nửa số Trung tâm hoạt động có kết quả. Các trung tâm hoạt động được là do tự bươn chải, vận động mở lớp. Những người học chủ yếu là muốn đổi mới canh tác, tăng thu nhập từ nông, lâm nghiệp để chống nghèo. Một vài xã vùng sâu chưa có cán bộ đứng ra đảm nhiệm nên TTHTCĐ còn hoạt động cầm chừng.

Chị Nguyễn Thị Hoa dân tộc Mường Bí thư Đảng uỷ phường Thịnh Lang thành phố Hoà Bình cho biết phường có 14 tổ dân phố thì 6 tổ hoạt động dịch vụ còn hầu hết là công nhân của Thuỷ điện Hoà Bình. Chủ tịch và phó Chủ tịch Hội Khuyến học phường đều là Đảng uỷ viên nên việc tổ chức phong traò khuyến học khuyến tài được phát triển. Mỗi hộ tự nguyện đóng từ 3 đến 5 nghìn đồng 1 năm cho quỹ khuyến học. Hàng năm phường đều tổ chức phát thưởng cho những học sinh giỏi, giáo viên tận tuỵ. Ở tổ 9 có 2 dòng họ Quách Hy và Quách Đồng có hình thức “câu lạc bộ con ngoan trò giỏi” giúp việc quản lý các cháu và động viên các cháu học hành, xã Dân chủ toàn người Mường có họ Bạch cũng thường tập trung con cháu trong họ động viên các cháu trở thành con ngoan trò giỏi. Ông Quách Đồng và vợ là Nguyễn Thị Hiền thường xuyên đến thăm các cháu, mỗi tháng Ông bà mời các cháu trong họ đến sinh hoạt tổ dân phố và tự hướng dẫn các cháu cách phấn đấu để trở thành trò giỏi.

Chúng tôi đến thăm thăm gia đình chị Cao Thị Dậu nguyên là công nhân Sông Đà nghỉ mất sức vì bệnh tật. Chị đã bám trụ trên đất vùng cao này vài chục năm nay. Cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của chị bà con xóm giềng đã dựng cho chị căn nhà nhỏ trị giá gần 8 triệu đồng để mẹ con chị có chỗ nương thân. Hàng ngày hai mẹ con chị nhận làm vệ sinh môi trường cho cả tổ dân phố. Vậy mà con trai chị là Cao Văn Đạt vừa đỗ vào trường Đại học bách khoa đạt 28.5 điểm cao nhất so với các em thi Đại học trong phường năm nay. Lúc chúng tôi gặp gia đình chị thì cũng là lúc ông Quách Thế Tản Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh đến trao tiền hỗ trợ cho cháu Đạt chuẩn bị vào năm học mới.

Hội Khuyến học Hoà Bình được thành lập 5 năm, nhưng từ năm 2006 đến nay phong trào khuyến học khuyến tài mới thực sự hoạt động có chất lượng, do Hội lấy việc xây dựng gia đình hiếu học làm cơ sở để phát động phong trào, lấy việc học để nâng cao kiến thức cuộc sống, chống mù chữ, hiểu biết về khoa học kỹ thuật, hiểu biết về thâm canh tăng năng xuất cây trồng để chống đói nghèo. Bà con dân tộc thấy việc học có lợi ích thiết thực nên đã hăng hái tham gia. Ồng Hà Việt Thùa phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho rằng: Vai trò của cấp uỷ đã thực sự có tác động mạnh đến việc tổ chức hoạt động phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Ông Trịnh Công Thái phó Chủ tịch thường trực Hội khuyến học Hoà Bình khẳng định: Tinh thần của chỉ thị 11 CT/TW của Bộ Chính trị đã và sẽ tiếp sức cho cho phong trào khuyến học, khuyến tài và hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng. Hội Khuyến học đang cùng với các cấp uỷ, các ngành trong tỉnh làm cho mọi người đều hiểu và hành động theo chỉ thị đó. Hội Khuyến học Hoà Bình đã được lãnh đạo tỉnh ủng hộ xây dựng một Đề án với mô hình xã hội học tập phù hợp với đặc điểm của vùng cao. Với những hoạt động thiết thực, phù hợp ý nguyện vươn lên của đồng bào các dân tộc, chắc chắn phong trào khuyến học, nhất là kế hoạch xây dựng và phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng từ nay đến 2010 của Hoà Bình sẽ là hiện thực./.

Hy Trung



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.164 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.