TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Khuyến hoc và Giáo dục | Đông Kinh Nghĩa Thục - Một cống hiến xây dựng nền giáo dục Việt Nam
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Khuyến hoc và Giáo dục 04.2024
Đông Kinh Nghĩa Thục - Một cống hiến xây dựng nền giáo dục Việt Nam
07.2007

Xem hình
Cao trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX - thường được gọi là phong trào Cần Vương - bước vào những năm đầu thập kỷ 90 đã thu hẹp dần để đến năm 1896 thì thất bại về căn bản, sau cái chết bi hùng của chủ tướng Phan Đình Phùng trên núi rừng Hương Sơn - Hương Khê (Hà tĩnh).

Trong hoàn cảnh chiến tranh chinh phục và bình định đã kết thúc, thực dân Pháp một mặt ra sức củng cố và hoàn chỉnh bộ máy chính trị và quân sự; mặt khác hối hả đẩy ,mạnh khai thác bóc lột nhân dân Việt Nam trên qui mô lớn, với tốc độ nhanh, một cách có hệ thống. Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất (1897-1914) của tư bản Pháp ra đời trong những điều kiện lịch sử khách quan và chủ quan cụ thể như vậy.

Dưới ảnh hướng của chương trình khai thác bóc lột đó, xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX bắt đầu biến đổi ngày thêm rõ rệt Về cả hai mặt cấu trúc kinh tế và cấu trúc xã hội. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa đã du nhập Việt Nam, đồng thời quan hệ bóc lột phong kiến ở nông thôn cũng được duy trì. Sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế đó đã kéo theo những biến đổi ngày càng thêm rõ rệt của xã hội Việt Nam. Nông dân mất ruộng đất trên qui mô lớn nên bị xô đẩy Vào trong một tình trạng bần cùng hóa và phá sản không lối thoát vì rất ít khả năng được tiếp nhận vào làm trong các cơ sở kinh doanh của tư bản Pháp (đồn điền, hầm mỏ, nhà máy,...). Giai cấp địa chủ phong kiến có rơi rụng đi một số, các địa chủ kháng chiến người thì bị chết, người phải rời bỏ quê hương, ruộng đất của họ bị Pháp và tay sai chiếm đoạt, nhưng giai cấp địa chủ lại được bổ sung bởi một số tay sai đắc lực đông đảo được Pháp cấp cho ruộng đất, buộc chặt quyền lợi bọn này với quyền lợi thực dân. Quan trọng hơn là chính trong những năm đầu thế kỷ, những lực lượng xã hội mới đã thành hình. Hai tầng lớp tư sản và tiểu tư sản thành thị đang trên con đường tập hợp, tiến tới thành hình giai cấp sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Còn giai cấp công nhân thì ra đời ngay trong thời kỳ này, tuy mới ở trình độ “tự phát”, đang đấu tranh kinh tế và chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

Kết quả tất yếu và hiển nhiên của các biến chuyển kinh tế và xã hội nói trên, đó là mối mâu thuẫn giữa thực dân cướp nước và phong kiến tay sai với đại bộ phận nhân dân trong nước ngày càng thêm sâu sắc và quyết liệt. Sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế và xã hội nói trên đã tạo thành cơ sở vật chất cần thiết để các trào lưu tư tưởng mới của phong trào cách mạng từ bên ngoài dội mạnh vào Việt Nam, từ những năm đầu thế kỷ. Trước hết là từ Nhật Bản tới, từ sau cuộc duy tân năm 1868 dưới triều Minh Trị, Nhật Bản đã tiến sang con trường phát triển chủ nghĩa tư bản với một tốc độ khá nhanh. Đồng thời, cuộc vận động duy tân của Trung Quốc (1898) dưới ảnh hưởng của những tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây thâm nhập Trung Quốc ngày càng mở rộng qua các sách báo dịch cũng phát triển mạnh mẽ với những nhân vật tiêu biểu như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Cả hai phong trào trên mới dừng lại ở mục tiêu thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, nhưng đã thuộc vào phạm trù tư sản. Tiếp đó đến Cách mạng Tân Hợi (1911) do Tôn Trung Sơn lãnh đạo bùng nổ đánh dấu cách mạng Trung Quốc đã tiến lên cộng hòa dân quốc, càng thúc đẩy các nhà yêu nước cách mạng Việt Nam tiến lên. Việt Nam. Quang phục Hội thành lập năm 1912 đánh dấu một 'bước phát triển của tư tưởng chính trị ở Việt Nam, một bước tiến mới của cách mạng Việt Nam.

Trong hoàn cảnh phân hóa của xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX đứng ra tiếp thu các trào lưu tư tưởng tư sản từ ngoài vào chính là bộ phận sĩ phu yêu nước. Những người này tuy xuất thân từ giai cấp phong kiến, nhưng trong những điều kiện lịch sử mới của Việt Nam đầu thế kỷ XX họ đã rời bỏ con đường Cần Vương cứu nước để đi theo con đường cứu nước tư sản. Phải nói ngay rằng phong trào cứu nước theo xu hướng tư sản dân chủ, cuộc vận động duy tân do các sĩ phu tiến bộ đầu thế kỷ khởi xướng chủ yếu "không phải là phát sinh ra dựa trên một cơ sở kinh tế xã hội có tính chất tư sản dân tộc đang nảy nở, mà chính là do tinh thần độc lập của dân tộc, cơ sở văn hóa của dân tộc, trước sự phá sản của chế độ phong kiến trong nước và trong lúc. phương Đông đang biến chuyển từ phong kiến qua tư sản"1. Nói một cách khác, "nội dung cốt tử của nó (chỉ phong trào cứu nước ĐXL) là biểu hiện mâu thuẫn giữa tinh thần độc lập dân tộc với chế độ đế quốc cướp nước, giữa sự áp bức bóc lột của tư bản đế quốc đối với nhân dân lao động, cốt tử là dân cày"2.

( 1 và 2 Lê Duẩn - Về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Sự thật, Hà Nội, 1963,ti. 5.)

Một đặc điểm khác cũng cần được nhấn mạnh, đó là do những điều kiện chủ quan gắn liền với cá nhân từng người mà việc tiếp tục ảnh hưởng tư tưởng tư sản không phải đồng đều như nhau, mà sâu nông, nhiều ít khác nhau. Chính vì vậy mà phong trào yêu nước cách mạng hồi đầu thế kỷ XX ở Việt Năm tuy mang tính chất chung dân chủ tư sản, nhưng lại phân hóa thành hai xu hướng rõ rệt là bạo động và cải cách. Xu hướng bạo động chủ trương dựa vào ngoại viện và dùng thủ đoạn bạo lực để khôi phục độc lập dân tộc; còn xu hướng cải cách chủ trương dựa vào nhà cầm quyển Pháp tiến hành một số cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục để mở mang dân trí, nâng cao dân khí, làm cho dân giàu nước mạnh, đoàn kết để đi tới tự cường, tự lập. Rõ ràng đối với những người thuộc xu hướng này, việc giáo hoá dân chúng là điều kiện đầu tiên để tiến lên giải phóng dân tộc.

Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu khai giảng từ tháng 3 năm 1907, ngay tại phố Hàng Đào, trung tâm của Hà Nội xưa theo giấy phép của nhà cầm quyền Pháp, là cơ quan trung tâm của xu hướng cải cách ở ngoài Bắc. Bắt đầu, đó là một trường học công khai do một nhóm sĩ phu yêu nước tiến bộ đứng ra tổ chức. Chương trình của nhà trường dựa theo đường lối "tân học" Trung Quốc và Nhật Bản, dạy cách trí toán pháp, địa lý, lịch sử, văn chương, công dân giáo dục, kể cả thể thao thể dục. Sách giáo khoa đối với các lớp trên, học sinh đã nhiều tuổi và đã thông chữ Hán, thì dùng ngay các tân thư Trung Quốc làm tài liệu giảng dạy. Còn đối với lớp học sinh nhỏ của các lớp dưới thì nhà trường soạn ra một số sách chữ Hán và chữ quốc ngữ. Ban trước tác của trường có nhiệm vụ biên soạn các tài liệu học tập cho học sinh và các tài liệu tuyên truyền cổ động ra ngoài. Nội dung chủ yếu các trước tác của Đông Kinh Nghĩa Thục nhằm đả phá những tư tưởng lạc hậu của đám sĩ phu thủ cựu, đánh đổ lối học từ chương trong khoa cử, bài trừ hủ tục, kêu gọi học quốc ngữ, khoa học kỹ thuật mới, chú trọng thực nghiệp, chấn hưng công thương nghiệp,... Có thể khẳng định rằng trường học theo mô hình Đông Kinh Nghĩa Thục hồi bấy giờ là một cuộc vận động công khai để truyền bá tư tưởng yêu nước, tư tưởng cách mạng. Cứ trên đà đó nó sẽ trở thành nguy cơ cho Pháp, trong thực tế. “Đông Kinh Nghĩa Thục đã là một cái lò phiến loạn ở Ba . kỳ”l

( 1 Dẫn theo Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự trong: Lịch sử Việt Nam (từ 1897 đến 1914), NXB Xây dựng, Hà Nội, trang 234 ).

Đông Kinh Nghĩa Thục trước sau chỉ hoạt động có gần 9 tháng (từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1907), nhưng nhà trường đã tuyên truyền phổ biến được khá nhiều sách báo và tài liệu, có loại biên soạn, có loại phiên dịch, kể cả những thơ văn yêu nước cách mạng của các nhà nho tiến bộ đương thời. Kết quả là thông qua nhiều hoạt động phong phú khi trực tiếp giảng dạy ở lớp, khi diễn thuyết lúc bình văn, Đông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một nền thơ văn yêu nước cách mạng rất có giá trị về cả hai mặt nội dung và hình thức, trước hết là về nội đung. Cho nên sưu tập nghiên cứu văn thơ thời kỳ Đông Kinh Nghĩa Thục, bao gồm những sáng tác, tác phẩm của những người trực tiếp chủ trì nhà trường hay của các hội viên tán trợ, những người có cảm tình với nhà trường gửi tới, kể cả những thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu từ hải ngoại gửi về, bài có đứng tên tác giả đàng hoàng, bài lại giấu tên tác giả để tránh phiền phức cho họ..., đó là một công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa để đóng góp tư liệu vào việc nghiên cứu một thời kỳ lịch sử đấu tranh đặc sắc, vừa để có thêm kinh nghiệm góp phần xây dựng một nền quốc văn của dân tộc trong cuộc đổi mới hiện nay. Tiếc rằng văn chương yêu nước cách mạng sáng tác trong thời kỳ Đông Kinh Nghĩa Thục hiện nay đã mất gần hết, phần vì sau khi nhà trường bị đóng cửa, các người chủ trì bị tù đày thì toàn bộ văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục đã bị tịch thu, cấm lưu hành, tàng trữ. Trước đây trường Viễn Đông bác cổ của Pháp cũng như hiện nay Thư viện Khoa học xã hội có giữ một số tác phẩm chữ Hán của Đông Kinh Nghĩa Thục, như cuốn Văn minh tân học sách (1904). Còn các tác phẩm tiếng Việt thì hầu như không còn, có chăng là chỉ lưu truyền miệng trong nhân dân mà thôi. Phải từ sau Cách mạng tháng Tám thành công (1945), người ta mới bắt đầu ghi chép lại và dần dà công bố chút ít, trong đó chắc không tránh khỏi những sai lầm về lời văn cũng như về tác giả. May mắn là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, trực thuộc Cục Lưu trữ Nhà nước hiện bảo quản nhiều tài liệu quí thuộc các thời kỳ của lịch sử dân tộc, trong đó có một số bài văn thơ yêu nước cách mạng thời kỳ đầu thế kỷ XX. Riêng về Đông Kinh Nghĩa Thục, đây là lần đầu tiên cuốn Tân đính luân lý giáo khoa được Công bố. Tiếp đó là cuốn Quốc dân độc bản, cuốn này ngoài bản hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc giai I -Hà Nội, còn có một bản lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Chương Thâu đã công bố 20 bàn trên 79 bài nguyên văn.

( 1 Chương Thâu: Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX, NXB Hà Nội, 1982, trang 125-151 ).

Nội dung của Tân đính luân lý giáo khoa khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của môn luân lý "vì nó là tinh hoa của quốc thể, nguồn gốc của giáo dục". Sở dĩ như vậy vì: "Con em thanh niên ngày sau vào đời, tất sẽ đảm đang việc nước, có trách nhiệm về thế cuộc, nếu không trau dồi phẩm hạnh thì tất cả các loại sách giáo khoa đều trở nên vô dụng hết". Đây là những nguyên tắc luân lý mới, có sửa chữa trên cơ sở tham bác một sẽ sách luân lý giáo khoa nước ngoài (Trung Quốc; Nhật Bản), theo tinh thần cải cách đổi mới của Đông Kinh Nghĩa Thục. Lần lượt qua các chương, từ những vấn đề lớn như quốc thể, nghĩa vụ đối với nước, với xã hội đến những vấn đề thiết thân như nghĩa vụ đối với mình, đối với người, đối với muôn loài... đều được đề cập tới một cách cụ thể và xác đáng, có tác dụng cảm hóa người đọc khá mạnh. Đến cuốn Quốc dân độc bản thì nội đung còn phong phú hơn, lần lượt 79 bài soạn theo các chủ đề khác nhau, đề cập tới nhiều vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giáo dục..., khi trình bày các vấn để trên, tác giả đã chú trọng liên hệ tới tình hình Nhật Bản và Pháp, tất cả đều nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục trong quốc dân đồng bào tinh thần yêu nước, ý thức đổi mới, tự lực tự cường. Mục đích biên tập sách là: làm rõ cái lý tương quan giữa nước và dân, làm cho họ biết vị trí của họ trong xã hội ở chỗ nào, chức phận ra sao, và làm thế nào để gây ý thức ái quốc, ái quần, bồi dưỡng tài năng tự trị, tự lập" ... "Phàm nước mà không có giáo dục quốc dân thì trăm họ u mê, không biết quốc gia là gì, chính trị là gì". Để cuối cùng đạt tới mục đích: "cốt nhằm mở mang dân trí hòng đặt cơ sở cho nền tân học", đúng theo tinh thần Đông Kinh Nghĩa Thục.

Cuốn thứ ba được giới thiệu trong sách này là Quốc văn tập độc tập hợp một số bài thơ viết bằng chữ quốc ngữ do Đông Kinh Nghĩa Thục tuyển chọn, biên soạn và ấn hành năm 1907. Lần đầu tiên cuốn sách này được công bố một cách hoàn chỉnh, gồm 19 bài. Đây là những bài ca kêu gọi yêu nước, kết đoàn, khuyến khích học tập chữ quốc ngữ, khoa học kỹ thuật mới, đọc báo, khuyên răn bỏ những thói hư tật xấu như rượu chè, ăn uống, nghiện ngập thuốc phiện..., bám sát phương châm cuộc vận động duy tân đầu thế kỷ ở Việt Nam.

Cuối cùng là phần Phụ lục, trước hết giới thiệu một bài ca yêu nước rất nổi tiếng từ trước đến nay với tên chính xác của nó là " Nam hải bô thần ca” của tác giả Phan Bội Châu. Sau đó đến hai bài “Việt Nam vong quốc nô phú” và “Tà khí ca” tập trung tố cáo bộ mặt thật của bọn thực dân cướp nước và phong kiến bán nước.

Đẩy mạnh sưu tầm văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục ngày càng đầy đủ thêm để nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi từ trong nhân dân, trên cơ sở đó khôi phục bộ mặt chân thật của văn chương thời kỳ này và trả lại cho cuộc vận động Đông Kinh Nghĩa Thục phần cống hiến của nó vào văn học dân tộc, vào công tác giáo dục tư tưởng yêu nước, đoàn kết đổi mới tiến bộ, đó là điều mong ước của tất cả những nữ Việt Nam ngày nay, trong đó có những người đã tham gia biên soạn sách này, kể cả một số người nước ngoài quan tâm tìm hiểu lịch sử Việt Nam.

Bài phát biểu của GS. Đinh Xuân Lâm tại Hội thảo "Tư tưởng giáo dục của Đông Kinh Nghĩa Thục" do Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức.

GS. Đinh Xuân Lâm



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.259 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.