TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Thông tin khuyến học địa phương | HKH Quảng Bình: Hai năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Thông tin khuyến học địa phương 03.2024
HKH Quảng Bình: Hai năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị
07.2009

Sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 11 CT/TW của Bộ Chính trị "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT)" dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, điều hành của chính quyền... Hội khuyến học các cấp bước đầu thực hiện vai trò nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, bước đầu đưa lại kết quả thiết thực.

Nhằm cụ thể hoá Chỉ thị 11CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, ngày 13/12/2007 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có Chỉ thị số 20- CT/TU về thực hiện Chỉ thị 11CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ có kế hoạch hướng dẫn tổ chức thực hiện; 7/7 huyện, thành uỷ đều ban hành chỉ thị hoặc kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện ở địa phương và cơ sở. Hội khuyến học tỉnh xây dựng chương trình hành động, tổ chức tập huấn báo cáo viên cho Thường vụ Hội khuyến học các cấp để lồng ghép phổ biến trong các Hội nghị tổng kết 5 năm Hội Khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng XHHT ở các huyện và cơ sở, lấy đó làm hạt nhân tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân. Nhờ vậy, đa số cán bộ hội viên đã nhận thức được mục đích, ý nghĩa, tác dụng, trách nhiệm của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện vai trò nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các lực lượng, các tổ chức xã hội tham gia khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, Ban chấp hành tỉnh Hội, trực tiếp là Ban Thường vụ một mặt củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của 268 Hội khuyến học cơ sở hiện có, xoá phong trào Hội cơ sở yếu kém, mặt khác đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển các chi hội thôn, xóm theo phương châm ở đâu có dân cư thì ở đó có Chi hội khuyến học hoạt động. Xây dựng Ban khuyến học các cơ quan, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, dòng họ, xứ họ đạo... Kết quả sau 2 năm số chi hội thôn bản, tiểu khu phát triển được 537 chi hội, đưa tổng số chi hội trong thôn, bản, tiểu khu lên 1.367/1.380 thôn, bản, tiểu khu bằng 99,05%; số chi hội dòng họ lên 715 chi hội; ban khuyến học cơ quan, trường học, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang hiện có 962 ban, 2 năm tăng 317 Ban.

Tất cả tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở đều có chương trình phối hợp, liên kết với Đoàn TNCS HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Cựu giáo chức, Hội Người cao tuổi, tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT ... Trong công tác khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh, sinh viên học giỏi, các cấp hội đã xây dựng nguồn tài chính để cấp thưởng cho học sinh giỏi, học sinh có nguy cơ bỏ học, học sinh nghèo vượt khó, vận động học sinh bỏ học trở lại trường, giáo dục đạo đức, quản lý học sinh ngoài thời gian đến trường. Đặc biệt là phong trào "Tiếng trống khuyến học", đến nay trên 65% hội, chi hội thực hiện có tác dụng tốt. Tính đến tháng 6/2009 Qua báo cáo giao ban sáng 22/6/2009, 6/7 huyện, thành phố và trên 80% hội cơ sở, chi hội đạt loại khá trở lên, chỉ còn 20% hội, chi hội đạt trung bình xoá được Hội cơ sở yếu kém.

Đồng thời với việc xây dựng củng cố tổ chức, công tác phát triển hội viên mới được các cấp hội tập trung chỉ đạo theo phương châm: "coi trọng số lượng, song không được hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng hội viên", năm 2007 đến tháng 6/2009 đã kết nạp được 29.217 hội viên, đưa số hội viên toàn tỉnh lên 179.365 hội viên chiếm 21,10% dân số, trong đó có trên 35.600 đảng viên là hội viên, tỷ lệ hội viên đóng hội phí trên 95%.

Để góp phần chuyển tải nội dung Chỉ thị 11CT/TW của Bộ Chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên và nhân dân, Ban chấp hành Tỉnh hội xác định trong điều kiện tỉnh không tổ chức quán triệt nội dung chỉ thị cho đội ngũ cốt cán, Ban chấp hành Tỉnh hội phải liên kết chặt chẽ với lực lượng thông tin đại chúng (Đài PTTH Quảng Bình, Báo Quảng Bình, các tờ Tin của các ban, ngành) đặc biệt là Bản Tin khuyến học của Tỉnh hội ra hàng quý với số lượng 350 bản phát hành tận Hội khuyến học cơ sở đã chuyển tải toàn bộ nội dung Chỉ thị 11CT/ TW và Chỉ thị 20 CT/TU của Thường vụ Tỉnh uỷ, phản ánh gương sáng, những điển hình tốt trong việc triển khai thực hiện chỉ thị có kết quả; Hội tổ chức tập huấn Chỉ thị 11 CT/TW và xây dựng Hội vững mạnh làm nòng cốt trong việc liên kết các tổ chức, các lực lượng xã hội, trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT cho trên 550 người là đội ngũ cốt cán Hội khuyến học các cấp. Có thể nói công tác tuyên truyền, giáo dục Chỉ thị 11CT/TW được tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú, đưa lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tác dụng của việc xây dựng XHHT cho hành chục vạn người. Bước đầu thật sự đưa chỉ thị vào cuộc sống bằng việc khơi dậy truyền thống hiếu học trong nhiều gia đình, dòng họ, làng quê, thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài hình thành nhiều thành tố cấu thành xã hội học tập: Gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, liên gia khuyến học, thôn, bản, làng, xã khuyến học "5 tốt" và Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) phát triển thành phong trào quần chúng rộng khắp trong tỉnh. Duy trì số lượng và nâng cao chất lượng trong giáo dục phổ thông, hạn chế học sinh bỏ học, phong trào phổ cập giáo dục được đẩy mạnh, ...

Với vai trò nòng cốt của mình Hội đã liên kết với Sở Giáo dục và Đào tạo, ký phối hợp với Hội Cựu giáo chức, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh và các đoàn thể chính trị tập trung thực hiện có hiệu quả một số công tác sau:

- Kêu gọi phụ huynh học sinh, các nhà tài trợ trong và ngoài nước hỗ trợ cho nhà trường tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp và môi trường thân thiện, tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện kiên cố hoá trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia ... như Doanh nhân Phan Hải ủng hộ trên 5 tỷ đồng để xây dựng 2 trường cao tầng ở xã Hải Trạch (Bố Trạch). Tính đến tháng 6/2009 toàn tỉnh đã có trên 68% số lớp kiên cố hoá, 100% trường phổ thông có thư viện, 76% trường có phòng thí nghiệm thực hành bộ môn; 25% trường TH, 61% THCS, 100% trường THPT được trang bị phòng máy vi tính; 95% của trường THPT và 37% trường Mầm non có trường cao tầng với số tiền trên 60 tỷ đồng, (trong đó nhà dân đóng góp trên 11 tỷ đồng). Hiện nay Quảng Bình đã có 187 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 17 trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Tỷ lệ học sinh THPT tốt nghiệp năm học 2007-2008 là 71,1%, năm 2008- 2009 là 79, % so với mặt bằng cả nước Quảng Bình số học sinh THPT tốt nghiệp đạt mức khá.

- Phối hợp với Hội Cựu giáo chức, Hội cha mẹ học sinh và Hội Phụ nữ tuyên truyền vận động học sinh đến tuổi vào lớp Một 100%, hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng, 2 năm vận động được trên 890 em bỏ học trở lại trường, chỉ đạo các TTHTCĐ mở lớp bồi dưỡng hè cho hàng trăm học sinh "ngồi nhầm lớp" bước vào năm học mới tiến bộ, tiêu biểu là năm học 2007-2008 TTHTCĐ xã Bảo Ninh đã chi ra trên 10 triệu đồng phụ đạo cho trên 60 em học sinh yếu kém tự tin bước vào năm học mới.

- Công tác khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh đạt giải, cấp học bổng cho học sinh học giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, được đẩy mạnh bằng việc phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động nhiều nguồn: nhân dân đóng góp, kêu gọi tài trợ của các tổ chức và cá nhân. Hiện nay, về phía Tỉnh Hội có hai chương trình học bổng lớn và kéo dài nhiều năm, đó là chương trình học bổng "Gặp gỡ Việt Nam" với giá trị hàng năm trên 600 triệu đồng, chủ yếu cấp cho học sinh THCS và THPT, sinh viên cao đẳng, đại học thuộc loại giỏi; chương trình học bổng SPELL của Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ hỗ trợ cho học sinh có nguy cơ bỏ học thuộc những vùng khó khăn, hàng năm trên 45.000 USD và 6 nguồn học bổng thường xuyên khác như: Mây Xanh 5.000.000đ, Lá Xanh 17.280.000đ, Lê Công Bình 35.000.000đ, Phú Mỹ Hưng 30.000.000đ, ngoài ra Tỉnh Hội còn nhận một số học bổng không thường xuyên như Học bổng Hiếu Hằng, Vòng tay đồng đội, Golf vì trẻ em, Đèn đom đóm, ....

Trong 2 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, UBMT các cấp cùng với tính năng động sáng tạo của Hội khuyến học đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, huy động nguồn lực, hỗ trợ, động viên, khuyến khích các thầy cô giáo dạy giỏi, học sinh học giỏi các cấp trên 145.300 suất, trong đó thưởng cho giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi 500 suất và 5.568 suất học bổng các loại với tổng số tiền 5,65 tỷ đồng.

- Thực hiện chủ trương gắn kết hệ thống giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội để xây dựng XHHT, với vai trò nồng cốt trong việc liên kết, phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng của các TTHTCĐ và các Câu lạc bộ học tập cộng đồng ở thôn, bản, tiểu khu. Đến 30/6/2009 toàn tỉnh đã thành lập được 156/159 TTHTCĐ xã, phường, thị trấn chiếm 98,11%, 67 Câu lạc bộ HTCĐ thôn, bản, tiểu khu; mở được 2.538 lớp học chuyên đề, thu hút trên 84.000 lượt người tham dự.

- Cuộc vận động xây dựng "Gia đình hiếu học" (GĐHH), "Dòng học khuyến học" (DHKH), khu dân cư, làng, xã khuyến học phát triển rộng khắp trong các vùng miền của tỉnh.

Mỗi năm toàn tỉnh có trên 79.400 gia đình đăng ký GĐHH, chiếm trên 45% số hộ so với trước khi có Chỉ thị 11CT/TW tăng trên 15.000 hộ. Các cấp Hội xét công nhận 49.990 hộ/năm đạt 3 tiêu chí GĐHH chiếm 62,9% số hộ đăng ký, trong đó có 19.678 GĐHH xuất sắc. Xây dựng được 488 DHKH so với năm 2006 tăng 250 dòng họ.

- Điểm mới của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT từ khi có Chỉ thị 11CT/TW đến nay là phong trào xây dựng: làng, bản, tiểu khu, xã, phường khuyến học 5 tốt; cuộc vận động xây dựng gia đình tú tài, gia đình cử nhân, liên gia khuyến học có bước phát triển mới. Đến nay toàn tỉnh có trên 250 làng, bản, tiểu khu khuyến học 5 tốt, 150 liên gia khuyến học, trên 510 gia đình cử nhân, 1.800 gia đình tú tài.

- Ban chấp hành Tỉnh Hội tập trung chỉ đạo việc phát triển đa dạng hoá các loại hình học tập, phù hợp với nghề nghiệp, lứa tuổi. Đặc biệt coi trọng lực lượng lao động, bước đầu có chuyển biến đáng kể như: phong trào đào tạo và đào tạo lại của đội ngũ công chức; học tập và chuyển giao công nghệ trong các TTHTCĐ đối với nông dân, thợ thủ công; tự học tập, tự nghiên cứu qua các phương tiện nghe, nhìn của mọi lứa tuổi- trước hết là người cao tuổi, bước đầu đã hình thành XHHT ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương.

Để trở thành vai trò nòng cốt, trước hết phải có nguồn lực tài chính mạnh. Xuất phát từ nhận thức đó Ban chấp hành Hội khuyến học các cấp thường xuyên vận động các tổ chức và cá nhân tâm huyết với sự nghiệp "trồng người" góp sức tài trợ cho công tác khuyến học, khuyến tài bằng nhiều hình thức phong phú; kêu gọi đóng góp ngày công (với nông dân), ngày lương cán bộ CNV chức, ủng hộ của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước; hình thức đỡ đần 1+1, 1+n,... nhờ vậy, từ năm 2007 đến nay mỗi năm các cấp hội xây dựng được trên 9,5 tỷ đồng quỹ khuyến học, bình quân đạt trên 10.000đ/người dân.

Việc quản lý sử dụng Quỹ đúng Điều lệ, công khai, minh bạch,... bình quân mỗi năm toàn tỉnh phát thưởng cho giáo viên giỏi, học sinh học giỏi, học sinh thi đạt giải các cấp 27.981 suất; cấp học bổng cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật trên 2.700 suất với tổng số tiền trên 3 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:

Một số cấp uỷ Đảng không tổ chức quán triệt, thậm chí không phổ biến nội dung Chỉ thị 11CT/TW cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nên nhận thức không đầy đủ, chưa thấy hết sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT trong thời kỳ mới.

- Một số chính quyền cấp xã, huyện thiếu quan tâm đầu tư nguồn lực trước hết là nguồn lực tài chính cho việc xây dựng và phát triển tổ chức hội, sự phối hợp của các đoàn thể mang nặng tính hình thức.

- Một số Hội khuyến học các cấp chưa thể hiện đầy đủ vai trò nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động Khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT.

- Việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác khuyến học, khuyến tài còn hạn chế, đặc biệt là nguồn lực tài chính.

- Vai trò tham mưu, phản biện xã hội về xã hội hoá giáo dục, xây dựng XHHT còn nhiều hạn chế.

VP Hội khuyến học Quảng Bình

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.206 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.