TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Kinh tế - Xã hội | Gói kích cầu bước đầu đã phát huy hiệu quả tác dụng
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Kinh tế - Xã hội 04.2024
Gói kích cầu bước đầu đã phát huy hiệu quả tác dụng
07.2009

Xem hình
Nhiều máy nông nghiệp được đầu tư mới từ vốn kích cầu
Trong thời gian qua, vấn đề được nhiều người đặc biệt quan tâm là kích cầu vào đâu và như thế nào để có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Để minh chứng cho việc sử dụng nguồn vốn kích cầu có hiệu quả, nhiều địa phương đã cụ thể hóa nguồn vốn đó bằng những công việc cụ thể, bước đầu đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, vực dậy các làng nghề và mang lại ổn định cho nhân dân.

Theo số liệu của VP UBND TP HCM, đến tháng 6-2009, các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn đã huy động được 688 nghìn tỷ đồng, tăng 27,45% so với cùng kỳ, tổng số dư nợ đạt 580 nghìn tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Về tình hình cho vay theo chương trình kích cầu của Chính phủ, đến tháng 6 /2009, tổng dư nợ cho vay cấp bù lãi suất trên địa bàn TP đạt 69.000 tỷ đồng với tổng số lãi suất mà TP đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các đối tượng vay là 447 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nằm trong các Khu chế xuất-Khu công nghiệp TP (KCX-KCN) vẫn duy trì và tăng trưởng ổn định. Tổng dư nợ cho vay tại các KCX-KCN đạt 25.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ cho vay kích cầu đầu tư đã đạt 330 tỷ đồng, cho các doanh nghiệp trong KCX-KCN TP.

Về định hướng trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo Sở Công Thương TP phối hợp với Sở Tài chính TP, Sở Thông tin và Truyền thông TP tổ chức họp báo hàng tháng thông báo diễn biến tình hình giá cả trên thị trường TP; kiến nghị với Chính phủ và Bộ Tài chính các mặt hàng cần quản lý đăng ký giá trên địa bàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giao các cơ quan chức năng TP cần theo dõi sát tình hình thị trường chứng khoán cùng với việc cung ứng tiền tệ cho thị trường, đảm bảo thị trường tài chính tại điạ bàn TP hoạt động lành mạnh, đảm bảo cho kinh tế TP 6 tháng cuối năm tăng trưởng cao hơn mức tăng của 6 tháng đầu năm 2009.

Tại Bắc Ninh, kể từ tháng 2 tới nay, hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã triển khai, thực hiện viêc cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các đơn vị thuộc nhiều thành phần kinh tế hơn 1500 tỷ đồng, giúp các đơn vị này khắc phục được nhiều khó khăn về đầu tư vốn, khôi phục sản xuất kinh doanh trong điều kiện có nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi rộng. Các ngân hàng đã cho vay trên 400 doanh nghiệp, trên 1600 khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ tại nhiều địa phương, tăng gấp nhiều lần so với mức cho vay cùng thời gian nhiều năm trước đây. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho trên 1500 khách hàng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, đưa mức dư nợ lên trên 400 tỷ đồng. Trong hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất này, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chú trọng tăng mức cho vay đối với khu vực nông lâm nghiệp, khu vực công nghiệp chế biến , thương mại dịch vụ và khu vực kinh doanh, trong đó các khu vực đã được vay đạt từ 31,6 đến hơn 18,2 tỷ đồng. Hệ thống các ngân hàng cũng tăng cường thêm nguồn vốn tín dụng, đưa tổng nguồn vốn này lên gần 3000 tỷ đồng, chuẩn bị tốt điều kiện thực hiện chủ trương hỗ trợ lãi suất cho các dự án trung và dài hạn.

Vấn đề giải ngân vốn kích cầu ở các huyện vùng cao cũng đặc biệt được quan tâm. Sau khi thẩm định, Ngân hàng NN&PTNT huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đã cho Công ty TNHH thương mại Hùng Cường vay số tiền trên 2 tỷ đồng giải ngân đợt đầu. Nhờ vậy, Công ty có cơ hội đầu tư tái cơ cấu sản xuất, thu mua nguyên liệu, tiếp tục mở rộng sản xuất. Từ khi các ngân hàng thương mại triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà Giang được tiếp cận nguồn vốn, duy trì, khôi phục sản xuất, kinh doanh. HTX Dịch vụ Miền Núi huyện Đồng Văn vay vốn mua 400 tấn phân Urê phục vụ sản xuất được Ngân hàng NN&PTNT huyện Đồng Văn chấp thuận. Khó khăn đã được tháo gỡ, người nông dân có phân bón cho vụ sản xuất mới, xã viên HTX có thêm thu nhập. Đến nay, hệ thống Ngân hàng NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Hà Giang đang triển khai sâu, rộng chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đến mọi tầng lớp nhân dân. Nhiều mô hình sản xuất mới, nhiều hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân được hình thành, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang từng bước vượt qua khó khăn, tạo thêm việc làm cho người lao động.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Chính sách - Xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã cho 7.800 lượt hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, với tổng số vốn hơn 116 tỷ đồng. Nguồn vốn vay đã giúp các hộ đầu tư trồng, thâm canh lúa, ngô; phát triển chăn nuôi trâu, bò; kinh doanh nhỏ,... tăng thu nhập cho gia đình. Ngân hàng CSXH tỉnh Tuyên Quang đẩy mạnh cho vay tới các đối tượng là hộ sản xuất, kinh doanh; hộ dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề; tập trung nguồn vốn lãi suất ưu đãi cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Đồng thời ngân hàng phối hợp với các đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tại các địa phương thành lập các điểm giao dịch giúp các hộ nghèo vay vốn được thuận tiện....

Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Chi nhánh Tiền Giang đã giải ngân với số tiền gần 33 tỷ đồng vốn “kích cầu” được hỗ trợ lãi suất cho 40/90 hộ ở hai huyện Cai Lậy và Cái Bè vay vốn để phát triển nghề nuôi cá tra xuất khẩu. Ngân hàng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn từ 400 đến 500 tỷ đồng dự trù cho ngư dân vay nuôi cá tra. Tuy nhiên, theo ông Kiều Mạnh Minh, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tiền Giang, do nghề nuôi cá tra vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên chủ trương của ngân hàng là không ký hợp đồng tín dụng với hộ dân nuôi cá tra không có hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp. Do đó, nhiều hộ nuôi cá tra qui mô nhỏ, chưa có hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn này. Tiền Giang hiện có gần 120 ha nuôi cá tra, chủ yếu tập trung ở hai huyện Cái Bè và Cai Lậy.

Các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Vĩnh Long đã thực hiện dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất (HTLS) 3.069 tỷ đồng, số tiền lãi vay đã HTLS 20,8 tỷ đồng, có 29.253 khách hàng vay vốn được HTLS, trong đó có 353 khách hàng là doanh nghiệp. Hiện nay, dư nợ cho vay tập trung các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 76% dư nợ HTLS, dư nợ tập trung cho vay HTLS ngắn hạn theo Quyết định 131 của Chính phủ. Riêng cho vay HTLS mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở theo Quyết định 497 của Chính phủ chỉ đạt dư nợ 3,7 tỷ đồng. Vướng mắc lớn nhất trong thực hiện cho vay HTLS hiện nay ở Vĩnh Long là các ngân hàng lúng túng khi yêu cầu hộ nông dân bổ sung hóa đơn, chứng từ trong khi đa số hộ nông dân mua bán nhỏ lẻ, người bán chỉ ghi phiếu hoặc chứng từ, hợp đồng viết tay, tuy ngân hàng thẩm định sử dụng vốn đúng mục đích nhưng do không cung cấp được hóa đơn tài chính không đủ điều kiện cho vay. Tại một số cửa hàng, khi người mua yêu cầu xuất hóa đơn tài chính phải chịu thuế suất GTGT 5% trong khi mức HTLS 4% nên nhiều hộ nông dân chấp nhận vay bình thường

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra kích cầu vào tiêu dùng sẽ mang lại sức lan tỏa cao hơn vào đầu tư hay xuất khẩu. Đặc biệt, chính sách kích cầu vào khu vực nông thôn có sức lan tỏa mạnh nhất khi tăng 1.000 đồng tiêu dùng của khu vực nông thôn sẽ kích thích sản xuất ra 1.622 đồng. Trong khi đó, nếu kích cầu 1.000 đồng vào tiêu dùng khu vực thành thị sẽ chỉ tạo ra 1.400 đồng, kích cầu 1.000 đồng vào đầu tư tạo ra 1.435 đồng và vào xuất khẩu tạo ra 1.505 đồng. Trong các ngành kinh tế thì nông nghiệp và công nghệ chế biến thực phẩm có mức độ lan tỏa cao. Vì thế đầu tư vào các ngành này sẽ tạo ra hiệu quả kích cầu mạnh hơn so với đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, khai khoáng hay dịch vụ. Hiệu quả đối với lao động việc làm của kích cầu nông nghiệp lại càng quan trọng. Một số tổ chức nghiên cứu trên thế giới đã đánh giá, kích cầu 1% GDP vào nông nghiệp sẽ tạo thêm 1 triệu việc làm mới, lớn hơn nhiều so với kích cầu với cùng số tiền vào công nghiệp hay dịch vụ (chỉ tạo ra 200.000-370.000 việc làm).

Kích cầu vào nông nghiệp, nông thôn là những việc làm hết sức cần thiết và đúng đắn vì vừa có tính hiệu quả cao được thể hiện qua sức lan tỏa lớn, lại vừa giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động phải trở về nông thôn do hậu quả khủng hoảng. Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam đã từng “cứu” Việt Nam qua hai cuộc biến động kinh tế lớn cuối thế kỷ 20 nhờ khả năng hấp thụ lao động của nó. Lần thứ nhất là giai đoạn 1989-1991, khi đất nước chuyển sang kinh tế thị trường và hàng loạt doanh nghiệp nhà nước bị đóng cửa, giải thể hay thải hồi lao động. Lần thứ hai là trong khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Và lần này chính sách kích cầu vào nông dân - nông thôn sẽ là một giải pháp đúng đắn để đưa đất nước bước ra khỏi khủng hoảng.

Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy hiệu quả gói kích cầu vào những mục đích trọng tâm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và chống tham nhũng. Đề phòng gói kích cầu bị lợi dụng. Các Bộ nghành, địa phương, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể, tổ chức hộ cơ sở cần tập trung hướng dẫn, tổ chức thực hiện nguồn vốn kích cầu, vốn ưu đãi... một cách có hiệu quả. Qua đó, tạo ra được những mô hình kinh tế điển hình để nhân rộng, tạo việc làm, ổn định đời sống cho nhân dân.


H.T (Tổng hợp)

(Theo Dangcongsan.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.192 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.