TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Kinh tế - Xã hội | Lễ công bố Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Kinh tế - Xã hội 04.2024
Lễ công bố Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
04.2009

Xem hình
Lễ công bố chính thức Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 19-4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã diễn ra tại sân khấu trung tâm Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Ðồng Mô- Ngải Sơn, Sơn Tây (Hà Nội) tối 19-4 với chủ đề "Diên Hồng văn hóa - Hệ giá trị Việt Nam - Hội tụ - Kết tinh và Tương lai".

Ðến dự, có đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Huỳnh Ðảm, Chủ tịch Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Nguyễn Ðức Kiên, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành cùng hơn 1.000 đại biểu, đại diện cho 54 dân tộc anh em đến từ 30 tỉnh, thành phố trong cả nước, đông đảo nhân dân Hà Nội và các vùng phụ cận.

Sau giới thiệu của Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Hữu Vũ đã đọc Quyết định số 1668/QÐ-TTg ngày 17-11-2008 của Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 19-4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Vào ngày này cách đây 63 năm, ngày 19-4-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Ðại hội các dân tộc thiểu số miền nam tổ chức tại Plây Cu (Gia Lai), bức thư nêu rõ: "Ðồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Ðê, Xê Ðăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt". Việc chọn 19-4 là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam hằng năm nhằm tôn vinh văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc; giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chào mừng và biểu dương các nhân sĩ, trí thức, các diễn viên, nghệ sĩ, nghệ nhân, già làng, trưởng bản tụ hội về Thủ đô Hà Nội nhân lễ hội công bố Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, thể hiện sức mạnh đoàn kết, niềm tự tôn, tự hào dân tộc. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Trong cộng đồng 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng độc đáo, đậm đà bản sắc, thể hiện ở trang phục, tiếng nói, chữ viết, dân ca, dân vũ, âm nhạc, kiến trúc, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng. Ðó là sự kết tinh của cả một quá trình lao động, sáng tạo từ bao đời nay để tạo nên một nền văn hóa giàu đẹp, thống nhất trong đa dạng, tạo nên dáng đứng Việt Nam. Truyền thống văn hóa dân tộc chính là cội nguồn sức mạnh của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người nhằm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, bảo đảm giữ gìn được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời kỳ hội nhập.

Mang âm hưởng của "Ngày hội Diên Hồng về văn hóa", một chương trình nghệ thuật chào mừng khá hoành tráng đã diễn ra ngay sau các nghi thức. Trên một không gian rộng, nhiều tầng lớp, sân khấu đã tái hiện toàn cảnh giang sơn, gấm vóc của đất nước với năm không gian văn hóa vùng núi phía bắc, Hà Nội, trung du - đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Huế - miền trung và duyên hải, TP Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long. Từ cột cờ Lũng Cú - Hà Giang chót vót, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển khơi đến mũi Cà Mau xa xôi và đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ; có rừng cọ, đồi chè, mái nhà rông Tây Nguyên và cả tượng đài Thánh Gióng uy nghi, hùng dũng như sức mạnh vươn lên của dân tộc.

Các tiết mục và hoạt cảnh trong chương trình nghệ thuật đã tập trung vào năm chương chính: "Hội xuân đất nước", "Quê hương sử thi", "Giao duyên", "Khát vọng", "Tình yêu và thử thách" và "Việt Nam - Tổ quốc mến yêu"; thể hiện bề dày văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và lịch sử đất nước qua các thời kỳ với những dấu ấn văn hóa nổi bật được trình diễn một cách sinh động với sự tham gia của hàng trăm diễn viên, nghệ sĩ, nghệ nhân các dân tộc đến từ các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và các buôn làng, thôn bản. Qua hình thức sân khấu hóa, chương trình đã xây dựng hình ảnh các Vua Hùng; Anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi; đại thi hào Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh, những danh nhân văn hóa lịch sử đã có công lao to lớn với đất nước trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Bản đại hợp xướng "Việt Nam-Tổ quốc mến yêu" gồm bốn chương: Cội nguồn, Quật khởi, Ði tới và Diên Hồng đã khép lại lễ hội cùng lúc từng chùm pháo hoa được bắn lên rực rỡ, lung linh trên bầu trời đêm.

* Hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, tại Trung tâm văn hóa TP Hồ Chí Minh vừa diễn ra nhiều hoạt động văn hóa- văn nghệ với sự tham gia của đông đảo các diễn viên đại diện cho các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, thể hiện tình đoàn kết một lòng của nhân dân thành phố. Xuyên suốt chương trình là các tiết mục biểu diễn nghệ thuật dân gian: hát dân ca dân tộc Hoa, hát lý đồng bằng Nam Bộ, múa Chăm - Khmer và biểu diễn đờn ca tài tử Nam Bộ. Một triển lãm với chủ đề "Bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn TP Hồ Chí Minh" cũng được tổ chức tại đây, trưng bày 100 ảnh mầu, giới thiệu những nét văn hóa tiêu biểu của bốn dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer. Tại Công viên Lam Sơn, Quận 1, Trung tâm Thông tin- Triển lãm thành phố trưng bày hình ảnh của 54 dân tộc Việt Nam với phong phú sắc mầu văn hóa và giàu bản sắc dân tộc...

* Trong hai ngày 18 và 19-4, tại tỉnh Tiền Giang đã đồng loạt diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao sôi nổi, hấp dẫn hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam như khai trương chợ đêm tại Bến tàu thủy du lịch Mỹ Tho ven sông Tiền (thành phố Mỹ Tho), các hoạt động như: chiếu phim và giao lưu văn nghệ tại Khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo cũng được tổ chức. Các hoạt động tập trung diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Tiền Giang và vườn hoa Lạc Hồng (thành phố Mỹ Tho) với những sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng thu hút hàng nghìn lượt người tham dự.

* Sáng 19-4, tại sân vận động huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ công bố "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam". Hơn 1.000 nghệ nhân, diễn viên văn hóa nghệ thuật, vận động viên thể thao, nhân viên trưng bày và nhân dân các dân tộc của 14 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đã tham gia ngày hội. Trong hai ngày hội đã diễn ra nhiều hoạt động phong phú như: triển lãm các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc của từng địa phương; giao lưu văn hóa, nghệ thuật, trình diễn trang phục truyền thống, trò chơi dân gian, thể thao truyền thống các dân tộc; triển lãm tài liệu, hiện vật, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sách báo; chiếu phim về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bác Hồ với các dân tộc Việt Nam.

(Theo nhandan.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.185 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.