TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Kinh tế - Xã hội | Ðấu tranh vì sự công bằng và công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Kinh tế - Xã hội 04.2024
Ðấu tranh vì sự công bằng và công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
03.2009

Chiều 4-3, tại Hà Nội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) đã tổ chức họp báo về việc ngày 2-3, Tòa án Tối cao Mỹ ở khu vực New York quyết định không xem xét đơn của VAVA và các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam kiện các công ty hóa chất Hoa Kỳ đã sản xuất chất độc da cam cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chủ tịch VAVA, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh đã đọc Tuyên bố của VAVA, như sau:"Ngày 2-3-2009, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã công bố quyết định từ chối đơn thỉnh cầu của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các nạn nhân đề nghị xem xét lại phán quyết phi lý của các tòa cấp dưới.

Cần nhắc lại rằng, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, từ năm 1961 - 1971 quân đội Mỹ đã sử dụng vũ khí hóa học và chất độc hóa học, rải 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong số đó là chất độc da cam có chứa 366 kg dioxin xuống 17% diện tích toàn miền nam Việt Nam. Hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học là rất nghiêm trọng và lâu dài đối với môi trường sinh thái và con người Việt Nam. Ðã có 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc, trong đó khoảng 3 triệu người là nạn nhân, nhiều người là phụ nữ và trẻ em.

Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới và Mỹ đã lên án cuộc chiến tranh này. Cuối năm 1967, tại Copenhagen - Ðan Mạch, Tòa án quốc tế Bertrand Russel đã kết luận: "... Mỹ đã chủ tâm dùng các loại vũ khí man rợ nhất, từng bị quốc tế ngăn cấm để tàn sát trẻ em, phụ nữ và dân thường ở Việt Nam...".

Hậu quả của chiến tranh hóa học nói chung và chất độc da cam/dioxin nói riêng không chỉ tác động đến người Việt Nam mà cả đến nhiều binh sĩ Mỹ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Canada... Nhưng các nạn nhân Việt Nam là những người phải chịu đựng nặng nề nhất, đau khổ nhất.

Nhiều năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, phía Hoa Kỳ vẫn không tham gia giải quyết hậu quả chiến tranh do họ gây ra. Vì thế, ngày 30-1-2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các nạn nhân đã tiến hành vụ kiện dân sự tập thể tại Tòa án liên bang Hoa Kỳ chống lại các công ty hóa chất đã sản xuất và cung cấp các chất độc cho quân đội Mỹ sử dụng. Nhận thấy công lý và lẽ phải thuộc về các nạn nhân Việt Nam, nhân dân Việt Nam và đông đảo bạn bè quốc tế, trong đó có các tổ chức và cá nhân ở Mỹ, Anh, Pháp, Ðức, Canada, Nhật Bản... ngay từ đầu đã ủng hộ vụ kiện của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các nạn nhân. Hội Y tế cộng đồng Mỹ đã ra nghị quyết đề nghị Chính phủ, Quốc hội và các công ty hóa chất Mỹ phải chịu trách nhiệm đền bù cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam. Ngày 15-5-2008, tại Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương và Môi trường toàn cầu thuộc Ủy ban Ðối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã có phiên điều trần với chủ đề "Trách nhiệm bị lãng quên - Chúng ta (Mỹ) có thể làm gì để giúp các nạn nhân chất độc da cam?".

Tòa án Mỹ đã sai lầm nghiêm trọng trong việc đặc trưng chất da cam là chất diệt cỏ, không thừa nhận chất da cam là chất độc hại đối với con người. Tòa án Mỹ còn phạm sai lầm nghiêm trọng khi khẳng định việc sử dụng chất độc của Mỹ không cố ý gây thiệt hại cho con người Việt Nam. Tòa án Mỹ đã hoàn toàn phủ nhận thực tế khách quan về hậu quả của chất độc da cam/dioxin diễn ra ở Việt Nam mà nhiều nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã kết luận. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam rất tiếc Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã không chấp nhận vụ kiện này trong khi Quốc hội, Chính phủ Hoa Kỳ đã có những động thái ban đầu trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự công minh của luật pháp và tinh thần yêu chuộng công lý, tôn trọng nhân quyền của nhân dân Mỹ.

Những đau khổ do chất độc da cam/dioxin gây ra đang từng phút từng giờ cướp đi sinh mệnh và đè nặng lên cuộc sống của các nạn nhân. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và các nạn nhân rất bất bình về quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ; kêu gọi nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, những người có lương tri trên thế giới hãy sát cánh cùng chúng tôi đòi phía Mỹ phải có trách nhiệm pháp lý và đạo lý trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Lẽ phải thuộc về các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Công lý phải được tôn trọng. Chúng tôi quyết kiên trì và đẩy mạnh cuộc đấu tranh này bằng nhiều hình thức cho đến khi công lý thắng lợi!".


** Cùng ngày, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cũng kêu gọi dư luận trong nước và cộng đồng quốc tế hãy tiếp sức cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giành công lý, nhấn mạnh: "... Sự thật, từ những năm 1961 - 1971, quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam khoảng 80 triệu lít hóa chất độc, trong đó phần lớn là chất độc da cam chứa gần 366 kg dioxin - một độc chất cực nguy hiểm đối với con người và môi trường - mà nhân chứng sống là nhiều thế hệ của hàng triệu nạn nhân đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang dồn mọi nỗ lực để khắc phục hậu quả này đối với các nạn nhân là người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nhưng chưa có kết quả như mong muốn. Chính phủ Mỹ cũng đã trợ cấp hàng tỷ USD mỗi năm cho các nạn nhân của họ. Quốc hội, Chính phủ Hoa Kỳ đã có những động thái ban đầu trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội thể hiện công minh của luật pháp và tinh thần yêu chuộng công lý, tôn trọng nhân quyền của nhân dân Mỹ.

Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khẳng định: Vụ kiện này là tiếng nói của lương tri và quyền con người đòi đạo lý và công lý, không chỉ vì cuộc sống của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam mà còn vì quyền lợi chính đáng của các nạn nhân chất độc da cam là cựu chiến binh Mỹ và cựu chiến binh nhiều nước khác đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam.

Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và nhân dân Việt Nam, một lần nữa kêu gọi các tổ chức quốc tế, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các nhà luật học, các nhà hoạt động xã hội, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới tiếp tục nói lên sự thật và có những hành động thiết thực ủng hộ vụ kiện và giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam trong đấu tranh giành công lý cho đến thắng lợi".

(Theo nhandan.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.185 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.