TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | 1600 trường vùng khó khăn sẽ được học 2 buổi / ngày
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
1600 trường vùng khó khăn sẽ được học 2 buổi / ngày
03.2009

Xem hình
Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng vị Giáo dục tiểu học
"Học 2 buổi một ngày nhưng buổi thứ 2 không phải là thời gian để trẻ làm thêm bài toán khó, giải bài văn phức tạp mà để tăng cường các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tìm hiểu môi trường và vui chơi. Đó mới là giáo dục toàn diện..." - ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học chia sẻ bên lề Hội thảo quốc gia về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên hướng tới dạy học cả ngày ở tiểu học

Hội thảo được tổ chức trong 2 ngày 3 và 4/3 tại Hà Nội

- PV: Trước hết, ông có thể cho biết lợi thế của mô hình dạy học cả ngày ở tiểu học?

- Ông Lê Tiến Thành: Lợi thế thứ nhất là tăng thời lượng học. Thời lượng tăng trong khi nội dung không tăng sẽ giúp giảm cường độ học. Khi thời lượng được giãn ra học sinh và cả giáo viên sẽ không phải chịu sức ép, sự quá tải về cường độ học tập, thời gian và kiến thức. Đó cũng chính là lợi thế quan trọng nhất. Khi có được lợi thế này, ở những nơi nào thuận lợi và đủ điều kiện, thời gian này sẽ dành cho các hoạt động vui chơi, múa hát, thể thao....


Chương trình bảo đảm chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) được đưa ra trong bối cảnh chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học ở nước ta hiện nay thấp vì chất lượng đội ngũ giáo viên chưa cao, thời lượng học tập ít (chỉ có 450 giờ/năm) trong khi cần tối thiểu là 700 giờ/năm, cộng với cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu dạy và học


Ảnh mang tính  minh họa

- Học sinh ở một số địa phương hiện cũng đang được học cả ngày. Thực trạng của việc này ra sao thưa ông?

- Theo thống kê hiện cả nước có 35% học sinh được học cả ngày, tuy nhiên chương trình và kế hoạch dạy học buổi 2 không thống nhất, chưa được chỉ đạo tập trung, chủ yếu là tình trạng dạy thêm, học thêm, dẫn tới học sinh học quá tải, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe học sinh và gây bức xúc cho xã hội.

Những học sinh được học cả ngày lại chủ yếu ở các vùng thuận lợi, học khá lại được học thêm, trong khi học sinh vùng khó khăn, học yếu lại không được học thêm. Nghịch lý này dẫn tới học sinh vùng khó không đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng. Chất lượng giáo dục tiểu học vùng khó rất thấp. Chẳng hạn, Hà Giang có 22,4% học sinh lớp 1 chưa đạt yêu cầu tiếng Việt, tỷ lệ này ở Cao Bằng, Gia Lai là 15,4%...

- Chương trình sẽ được áp dụng cho bao nhiêu tỉnh, thành và kế hoạch cụ thể ra sao?

- SEQAP sau khi hoàn thiện, được Chính phủ phê duyệt sẽ được triển khai. Số lượng trường tham gia sẽ giao cho các địa phương lựa chọn. Mỗi địa phương sẽ giới thiệu về Bộ khoảng 40- 60 trường. Bộ sẽ xét theo tiêu chí để lựa chọn, xác định địa phương nào có thể tham gia. Bộ sẽ nêu những nguyên tắc, có phân phối theo tiêu chí chung còn chủ yếu để các địa phương lựa chọn trường.

SEQAP sẽ tập trung thực hiện tại 35 tỉnh khó khăn, với cỡ khoảng 1600 trường tập trung ở 150 huyện. Chương trình sẽ giúp các địa phương lựa chọn trường để đầu tư đúng với mục tiêu cho đối tượng khó khăn, đạt hiệu quả, tránh rủi ro. Các trường sẽ được tự chủ quản lý khi các cấp trung gian ít đi. Kinh phí thực hiện có hạn mức đối với từng đối tượng Giáo viên.

Để dạy cả ngày, các trường cần thêm giáo viên. SEQAP sẽ hỗ trợ ngân sách để trường bồi dưỡng trực tiếp cho ai lao động thêm. Điểm mới là ngân sách của chương trình không theo dự án truyền thống, tức trút tiền riêng ra ngòai luồng mà đưa vào chương trình mục tiêu, phân phối theo ngân sách nhà nước, phân bổ về các địa phương

- Vậy có sợ xảy ra tình trạng các trường chỉ được hỗ trợ ngân sách trong thời gian còn chương trình. Sau đó, chi phí học cả ngày sẽ lại dồn vào đầu phụ huynh, học sinh?

- Nguồn kinh phí của chương trình sẽ nằm trong nguồn ngân sách chung của Chính phủ. Các đối tác cung cấp kinh phí như WB, DFID, Bỉ và các nhà tài trợ khác yêu cầu Chính phủ và các địa phương cam kết đảm bảo tính bền vững của nguồn kinh phí này. Đây cũng là cách quản lý tài chính mới. Sẽ không thể có chuyện lúc anh đi học thì học 2 buổi/ngày, còn em thì không được học như thế

- Mô hình dạy học cả ngày đã được đề xuất cụ thể như thế nào, thưa ông?

Việc xây dựng chương trình học cả ngày là một chỉnh thể, thống nhất về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, kế hoạch dạy học để chỉ đạo thống nhất trong cả nước. Hiện chương trình đề xuất được 2 mô hình dạy học cả ngày: T30 và T35, trong đó T 30 ( học 30 tiết/tuần), chủ yếu áp dụng cho các vùng khó khăn, tập trung tăng cường tiếng Việt và Toán và dạy tiếng dân tộc (lớp 1, 2, 3: thêm 7 tiết/tuần, lớp 4,5: thêm 5 tiết/tuần. Mô hình T35 (học 35 tiết/tuần) sẽ được áp dụng cho vùng thuận lợi, cho các trường thuận lợi ở vùng khó khăn.

Áp dụng mô hình nào chúng tôi sẽ phải căn cứ trên cơ sở giáo viên  và cơ sở vật chất. Chẳng hạn, có những trường ở miền núi đủ mỗi lớp một phòng, đủ giáo viên thì nâng lên hẳn 35 tiết/tuần, nhưng chỗ chỉ có 0,7 phòng và 1,3 gv/lớp thì chỉ tổ chức 30 tiết/tuần. Còn nếu chỉ có 1 giáo viên/lớp thì phải thêm giáo viên thì mới dạy được hoặc nếu 2 lớp chung một phòng thì phải xây thêm phòng cho họ.


Ảnh mang tính minh họa

- Như vậy sẽ có nơi học 30 tiết/tuần, nơi thì học 35 tiết/tuần, tạo sự chênh lệch kiến thức giữa các học sinh?

Đó là chuyện phải chấp nhận. Trường nào cũng muốn nâng lên 35 tiết/tuần nhưng nguồn lực không có buộc phải chấp nhận nâng ở mức 30 tiết/tuần. Để áp dụng lên T35, các địa phương, các trường phải có lộ trìnn phấn đấu từng bước, từng bước một.

- Vậy ông có thể cho biết lộ trình thực hiện cụ thể ra sao?

- Thời gian chuẩn bị đã diễn ra từ tháng 12/2007 đến tháng 3/2009 này. Giai đoạn 2009- 2015 sẽ chủ yếu thực hiện theo mô hình T30. Mô hình T35 sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2015- 2020. Và từ năm 2025 trở đi các trường tiểu học trong cả nước sẽ học 35 tiết/tuần.

- Chuơng trình tính đến những rủi ro khi thực hiện ở những vùng khó khăn?

- Khó khăn ở vùng này tập trung ở đội ngũ giáo viên. Có những tỉnh tồn tại đến 20 điểm lẻ, mỗi điểm lẻ lại chỉ có từ 1 -2 lớp học, chỉ có một giáo viên. Trong khi nếu dạy cả ngày, cần 1,3 giáo viên. Điều thêm giáo viên vào điểm lẻ vô cùng khó.Bài toán ấy sẽ do chính quyền địa phương tự tìm cách giải quyết sao cho đạt hiệu quả.

Khó khăn tiếp theo là trẻ em ở điểm lẻ, vùng khó có nguy cơ không đi học, bỏ học. Do đó, chương trình đặt ra mục tiêu ban đầu là hỗ trợ cho khoảng 40% trẻ học 2 buổi được ăn trưa ở trường, không phải về nhà, dễ bị gia đình tận dụng lao động, giúp các em có cơ hội đến trường lớn hơn.


Ông Đỗ Văn Mười, Phó trưởng phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên:

Nếu việc áp dụng dạy học hai buổi/ngày đúng như dự án này thì thật mừng cho học sinh Điện Biên. Bởi những vùng sâu, vùng xa như chúng tôi hiện nay rất khó khăn, trường học quá xa khu dân cư nên thời gian nghỉ trưa không đủ để về nhà ăn. Điện Biên hiện có hơn 4000 giáo viên tiểu học, gần 55.000 học sinh bậc tiểu học với 156 trường học. Việc được học cả ngày sẽ giúp các em được học tập tốt nhất.


Những rủi ro này Bộ chỉ hướng dẫn, còn các sở, các địa phương tính được làm như thế nào để quản lý. Quản lý ngân sách giao cho cấp trường cũng không phải đơn giản. Sẽ có một nguồn ngân sách cho nhà trường chi dạy học. Sau này có một phần ngân sách giao cho hội phụ huynh học sinh quản lý, lo cho trẻ ăn trưa. Và cũng sẽ có quỹ khen thưởng động viên để trẻ ko bỏ học.

-Ngay ở thành thị, việc trẻ tiểu học ăn trưa cũng chưa có quy định cụ thể để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy thì khi triển khai ở vùng khó khăn, bữa ăn bán trú sẽ được quan tâm như thế nào? Có những quy định cụ thể ra sao?

Việc xây bếp ăn cho một điểm lẻ là không thể mà có thể tính đến chuyện xây ở điểm tập trung. Bài toán ấy phải đặt lên bàn để địa phương giải quyết, hoặc giao cho phụ huynh để cộng đồng cùng chung cách giải quyết. Chẳng hạn có thể trưa về nhà cạnh trường nấu cho trẻ ăn hoặc nấu cho trẻ mang thức ăn đến trường. Bài toán ấy một mình Bộ không thể lo hết mà cũng không trút gánh nặng cho hiệu trưởng. Nguồn kinh phí thực hiện sẽ được giao cho cộng đồng, cộng đồng sẽ chăm lo chuyện đời sống, vận động trẻ em đi học.

Quy định về bếp ăn bán trú ở bậc tiểu học là cần thiết nhưng không phải là việc riêng của Bộ GD-ĐT mà còn là Bộ Y tế cũng như nhiều ngành khác có liên quan. Mục đích cao nhất là để đảm bảo sức khỏe trẻ em được đến trường

T.Hoa (ghi)

BBT (Theo hanoimoi)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.202 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.