TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Thông tin khuyến học địa phương | Hội Khuyến học Sóc Trăng: Sức bật mới, tạo dựng niềm tin và sức mạnh khuyến học, khuyến tài.
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Thông tin khuyến học địa phương 04.2024
Hội Khuyến học Sóc Trăng: Sức bật mới, tạo dựng niềm tin và sức mạnh khuyến học, khuyến tài.
02.2009

Được thành lập năm 2003, trong 5 năm nhiệm kỳ đầu (2003 - 2008) xây dựng và phát triển, Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã trở thành một Hội không những lớn mạnh về tổ chức, mạng lưới, phát triển hội viên, mà đang dần khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh, trong hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường bằng những việc làm cụ thể, thiết thực về phát triển khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của địa phương.

Đạt được thành tích chung cơ bản nêu trên, đó chính là quá trình cụ thể hoá, vận dụng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn địa phương của các cấp uỷ đảng, chính quyền; sự vận dụng sáng tạo linh hoạt và đồng tâm của các tổ chức chính trị - xã hội, sự quan tâm, cộng đồng, trách nhiệm của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện thống nhất các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác khuyến học của các cấp uỷ đảng, chính quyền; nhận thức rõ nét tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng một xã hội học tập trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo theo xu thế hội nhập. Tổ chức tốt quá trình học tập và tuyên truyền sâu rộng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và của Tỉnh uỷ trong nội bộ đảng và đến mọi tầng lớp nhân dân, kết hợp và khơi dậy được các giá trị truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc gắn với những đòi hỏi phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới.

Hội khuyến học các cấp luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền; phối hợp khá chặt chẽ với các đoàn thể trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Quá trình thực hiện, thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết, linh hoạt sáng tạo vận dụng nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền vận động xây dựng tổ chức hội, phát triển hội viên và vận động cán bộ, nhân dân tham gia đóng góp gây quỹ khuyến học; có nhiều sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, khắc phục khó khăn trong quá trình hoạt động. Hội Khuyến học đã phát huy được những chức năng trọng tâm của Hội là tham mưu, tư vấn, vận động tuyên truyền, chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục - đào tạo triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước trên cơ sở phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân ta, phát huy nguồn lực con người, thực hiện vận động xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

Những kết quả cụ thể các cấp hội đạt được ở hầu hết các chỉ tiêu đế ra trong nhiệm kỳ I (2003 - 2008), từ việc đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị, khoá VIII và Thông tri 24 TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam, đến nay đã xây dựng được 40 tổ chức hội, chi hội trực thuộc tỉnh Hội và 1.341 hội, chi hội trực thuộc huyện, thành hội, với 105 hội khuyến học xã, phường, thị trấn; có 1.236 chi hội cơ sở, bao gồm: 245 chi hội cơ quan, 17 chi hội doanh nghiệp, 507 chi hội trường học và 467 chi hội khóm ấp, tổ, cụm dân cư. Toàn tỉnh hiện có 64.849 hội viên, chiếm 5,16% dân số toàn tỉnh, vượt chỉ tiêu đề ra 0,16%.

Chức năng chính của Hội Khuyến học là thực hiện khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Để thực hiện tết chức năng đó, trong nhiệm kỳ qua, các cấp hội đã xác định nhiệm vụ chính là đẩy mạnh việc xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học. Thực hiện Công văn số 132-CV/KHVN ngày 05/5/2003 của Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam về kế hoạch mở cuộc vận động xây dựng "Gia đình hiếu học trong cả nước, thực hiện Chỉ thị số ll-CT/TU, ngày 04/11/2003 của Tinh uỷ "về việc phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở" các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội lồng ghép vào các phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hoá; ấp, khóm, khu dân cư văn hoá... Từ khi phát động cuộc vận động các hộ gia đình đã tích cực hưởng ứng đăng ký và phấn đấu đạt danh hiệu "Gia đình hiếu học". Đến nay, đã có 17.134 gia đình đăng ký danh hiệu "Gia đình hiếu học" (tăng 6,4 lần so với năm 2003). Trên cơ sở đăng ký phấn đấu của các hộ gia đình, Hội khuyến học các cấp đã xét và công nhận 6.874 gia đình hiếu học các cấp. Qua 2 lần tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình hiếu học cấp tỉnh, đã công nhận 312 gia đình. Trong đó, Tỉnh hội đã chọn 5 gia đình hiếu học tiêu biểu xuất sắc dự hội nghị biểu dương gia đình hiếu học toàn quốc vào tháng 10 năm 2007. Bên cạnh việc xây dựng gia đình hiếu học các cấp, các cấp hội cũng đã chủ động phát động phong trào xây dựng "Dòng họ khuyến học", hiện nay đã có 7 dòng họ được xét công nhận dòng họ khuyến học trong tổng số 17 dòng họ đăng ký.

Về nhiệm vụ vận động xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, cấp phát học bổng, hỗ trợ giáo dục đào tạo. Liên tục trong 5 năm qua, các cấp Hội đã tích cực tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền, thực hiện việc đổi mới về hình thức vận động các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ... đóng góp "Sổ vàng" gây quỹ khuyến học, khuyến tài, với mục đích trọng tâm là: Hỗ trợ các chương trình, đề án phát triển giáo dục; trợ giúp học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi, giáo viên dạy giỏi... Phong trào đã được các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể xã hội, các công ty, xí nghiệp, các nhà tâm huyết với ngành giáo dục ủng hộ nhiệt tình, xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài tỉnh, tổ chức nước ngoài đã đứng ra tài trợ thường xuyên bằng nhiều hình thức khuyến học, cấp phát học bổng.

Tính đến nay tổng nguồn quỹ vận động được trên 16 tỷ 700 triệu đồng. Đã cấp phát học bổng và hỗ trợ giáo dục và đào tạo trên 12 tỷ 900 triệu đồng, trong đó các hội huyện, thành phố cấp phát trên gần 10 tỷ 500 triệu đồng; quỹ khuyến học tỉnh đã cấp phát trên 2 tỷ 300 triệu đồng, với 3.670 suất học hổng các loại. Các cá nhân trong tỉnh đã hiến trên 100.000 m2 đất để hỗ trợ ngành giáo dục mở rộng và xây dựng các điểm trường. Ngoài ra các tổ chức và cá nhân đã thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức cấp phát, tài trợ 486 suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học khá giỏi trị giá 356.200.000 đồng như: Học bổng của Trường Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh; Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Hồ Chí Minh; Học bổng Vinamilk; Học bổng Điểu Xiển của Đài PT -TH Sông Bé; Học bổng Kotex; Học bổng Vừ A Dính; Học bổng Đèn Đom đóm, nhà tài trợ SHINNYO - EN là tổ chức Tôn giáo phi Chính phủ của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam... Nhiều tổ chức, đơn vị đã trở thành những "tấm lòng vàng" trong thực hiện nghĩa cử khuỳến học, khuyến tài như: Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, Công ty Xổ số Kiến thiết tỉnh, Công ty Stapimex, Công ty Chế biến Thuỷ sản út Xi..., nhiếu địa phương đã trở thành lá cờ đầu trong
phong trào khuyến học như: huyện Mỹ Tú , Long Phú . . .

Các cấp hội, các chi hội phối hợp chặt chẽ với chi hội khuyến học nhà trường thường xuyên phát động phong trào thi đua "Hai tốt", quan tâm tổ chức huy động học sinh ra lớp, vận động học sinh bỏ học trở lại trường, hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học; tập trung động viên khen thường kịp thời những học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó hiếu học, phát hiện những học sinh năng khiếu, những tài năng trẻ để tổ chức cấp phát học bổng, hoặc kêu gọi tài trợ học bổng nhiều năm. Không chỉ đối với học sinh, mà đối với đội ngũ gỉáo viên cũng được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp uỷ đảng, chính quyền và Hội khuyến học các cấp hằng nằm tổ chức trao hàng chục giải "Viên phấn vàng” cho các thầy cô giáo có nhiều thành tích trong dạy học và các hoạt động phong trào giáo dục ở địa phương.

Đặc biệt, Hội đã cùng với ngành giáo dục và đào tạo đã từng bước xây dựng trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn, đến nay đã có 105/105 xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng; nhiều trung tâm học tập cộng đồng đã trở thành nơi học tập thường xuyên của các tầng lớp nhân dân, các trung tâm đã mở được hàng nghìn lớp bồi dưỡng, tập huấn với nhiều loại kiến thức khác nhau, thu hút hàng vạn học viên đến tham dự. Các trung tâm học tập cộng đồng thật sự đã đóng góp khá lớn cho việc nâng cao mặt bằng dân trí, đem lại những tri thức cần thiết cho các đối tượng theo học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, góp phần tạo việc làm và xoá đồi giảm nghèo ở địa phương, cơ sở.

Các phong trào trên đã thực sự đem lại kết quả đáng phấn khởi trong việc huy động trẻ em đến lớp, giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học, hạn chế những tiêu cực tác động đến học sinh, sinh viên; động viên kịp thời những học sinh giỏi, tài năng, khuyến khích học sinh nghèo khó, học sinh yếu kém vươn lên trong học tập. Bên cạnh đó, các phong trào khuyến học, khuyến tài cũng góp phần lớn vào việc hỗ trợ ngành giáo dục hoàn thành công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục và đào tạo.

Khuyến học và thực hiện khuyến học, đã lan toả mạnh mẽ đến các tổ, khóm dân cư, được các bậc ông, bà, cha, mẹ coi là mục tiêu phấn đấu không ngừng, tạo ra một sức bật mới, tạo dựng niềm tin và sức mạnh khuyến học, khuyến tài trong từng gia đình, phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, tạo điều kiện tốt để nuôi dạy con cháu trưởng thành, có ích cho gia đình và xã hội.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài luôn được đẩy mạnh góp phần nâng cao dân trí và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, vận động nhân dân tham gia thực hiện xây dựng và phát triển phong trào "xã hội học tập", tạo động lực xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Bước đầu tạo được chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của công tác khuyến học, tạo sự đồng tâm hiệp lực trong toàn xã hội đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài trong tĩnh.

Với kết quả nêu trên, tuy chưa phải là nhiều nhưng cũng có thể khẳng định, Cuộc vận động "xây dựng gia đình hiếu học", "Dòng họ khuyến học", thực hiện phong trào "Xây dựng xã hội học tập" đã thực sự đi vào cuộc sống của các hộ gia đình trong tỉnh; đã trở thành nhân tố không thể thiếu trong việc nuôi dạy, chăm lo cho con cái học hành và là một trong những điểm tựa, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của phong trào xây dưng xã hội học tập ở các địa phương.

Những kết quá đạt được trong 5 năm đầu xây dựng và phát triển của hội khuyến học các cấp là rất đáng trân trọng và phát huy, tuy nhiên các cấp hội cũng còn những hạn chế nhất định về hoạt động của mạng lưới các cấp hội; về sự phối hợp đa ngành trong huy động và hỗ trợ khuyến học chưa được tập trung và bền vững; việc tổ chức chỉ đạo hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng chưa cụ thể; tổ chức gây quỹ, hình thức vận động quỹ chưa đa dạng và thiếu bền vững.

Sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tlnh theo tinh thần Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 06-CT/TU của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập" còn rất nặng nề, đòi hỏi tổ chức Hội phải vững mạnh, hoạt động Hội luôn đổi mới, đội ngũ cán bộ Hội phải tâm huyết; Hội cần tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội; Hội phải luôn là điểm tựa, là niềm cổ vũ, động viên các cá nhân, tổ chức có tâm huyết trong sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, vì sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

Nhiệm vụ trước mắt, cũng như lâu dài trong những năm tới của Hội là mở rộng mặt trận khuyến học, khuyến tài trên cơ sở nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các hoạt động của các cấp hội, tập trung đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục. Tập trung phong trào khuyến học ở cơ sở, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Tăng cường chức năng tham mưu của các cấp hội đối với cấp uỷ đảng và chính quyền trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, các đề án phát triển giáo dục ổn định và đổi mới các hình thức vận động quỹ khuyến học, khuyến tài; hỗ trợ quỹ gắn với việc thu hút nhân lực cao cho tỉnh. Tập trung mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi, đa dạng các hình thức tuyên truyền đến các tầng lớp trong xã hội.

Theo Thông tin Khuyến học tỉnh Sóc Trăng số 02 (12/2008)

Xuân Định



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.214 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.